Địa chỉ: 05 Phạm Hữu Lầu, Phường 4, Tp Cao Lãnh, Đồng Tháp - Điện thoại: 0277.3871588
Cỡ chữ
► Giới thiệu sáchChính trị - Xã hộiTư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ

Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ

Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ

Thông tin tài liệu

Tác giả: Phạm Hồng Chương
Nhà xuất bản: Lý luận chính trị
Năm xuất bản: 2004
Môn loại: Chính trị - Xã hội
Format: 243tr, 21cm
Xem trực tuyến: Click vào đây

Nội dung

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một sản phẩm lịch sử cụ thể, được hình thành dưới tác động và ảnh hưởng từ những điều kiện lịch sử xã hội của dân tộc ta, cùng với thời đại mà Người đã sống và hoạt động.​

Sinh thời, Hồ Chí Minh đã đưa ra một hệ thống các luận điểm về dân chủ, từ quan niệm cho đến sự thể hiện của chúng trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… cũng như phương thức hiện thực hóa trong thực tiễn.

Năm 2019, với chủ đề “Xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống Nhân dân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, chúng tôi trân trọng giới thiệu đến quý vị và các bạn quyển sách Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ”.

Quyển sách giới thiệu một cách khái quát tư tưởng của Người về dân chủ và sự thể hiện chúng trong thực tiễn. Đây là sản phẩm của quá trình công phu tìm hiểu, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh cả về lý luận và thực tiễn của Tiến sĩ Phạm Hồng Chương.

Sách do nhà xuất bản Lý luận Chính trị phát hành năm 2004, với gần 250 trang, sách được trình bày thành 05 chương.

Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ - lịch sử hình thành và phát triển

Chương 2: Quan điểm về dân chủ

Chương 3: Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về dân chủ

Chương 4: Yêu cầu về thực hành dân chủ

Chương 5: Hiện thực hóa tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh

Đọc 2 chương đầu tiên của quyển sách, chúng ta thấy rằng: Theo quan điểm của Người“Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước nhà do dân làm chủ”.

“Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều vì dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến chính phủ do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên”.

Theo Người, “Dân chủ là mục đích, dân chủ đồng thời là động lực của sự phát triển xã hội”.

Đến với 3 chương còn lại, chúng ta thấy rằng những quan điểm dân chủ trong chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Chủ tịch Hồ Chí Minh được tác giả trình bày khá đầy đủ:

“Dân chủ trong lĩnh vực chính trị là quá trình thay đổi vị trí của nhân dân lao động từ vị trí thụ động trong xã hội sang vị thế người chủ trong quản lý đất nước và xây dựng xã hội mới”

“Dân chủ trong lĩnh vực kinh tế là thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động đối với quá trình sản xuất”.

“Dân chủ còn phải được thể hiện trong quản lý xã hội, giải quyết các vấn đề xã hội, thực thi các chính sách xã hội và an sinh xã hội cho dân”

Hồ Chí Minh chủ trương nâng cao trí tuệ, bản lĩnh, nhân cách con người trong thực hành dân chủ, bởi con người là chủ thể, là mục tiêu của dân chủ. Con người sáng tạo ra dân chủ để giải phóng mình.

Người cũng nhấn mạnh: “Nhân dân có quyền lợi làm chủ, thì phải có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân, giữ đúng đạo đức công dân”.

Thông qua quyển sách, đúc kết lại các nội dung giá trị trong tư tưởng của Bác về vấn đề dân chủ, ta thấy rõ quan điểm của Người: “Thực hành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn”.

Vận dụng vào thực tiễn, để phát huy dân chủ, chúng ta cần:

1. Tuyên truyền giáo dục trong cán bộ, đảng viên giữ vững phẩm chất, lý tưởng, đạo đức cách mạng, nêu gương cần, kiệm, liêm, chính, tận tụy phục vụ nhân dân

2. Phải có sự thống nhất trong nhận thức giữa quyền lợi và nghĩa vụ của công dân trên từng lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội

3. Phát huy tốt vai trò của mọi công dân, của các tổ chức chính trị, xã hội, các tổ chức đoàn thể quần chúng cùng tham gia công tác tuyên truyền giáo dục

4. Phát huy dân chủ, thực hiện dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra

Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, dân chủ có một vị trí đặc biệt nổi bật. Người chẳng những để lại cho chúng ta một hệ thống các quan niệm, quan điểm sâu sắc và hiện đại về dân chủ xét về mặt lý luận mà còn nêu gương mẫu mực thực hành dân chủ xét về mặt thực tiễn cho chúng ta noi theo. Mọi công dân Đồng Tháp – Đất Sen hồng hãy cùng nhau học tập và thực hành theo những tư tưởng quý giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề dân chủ. Đó cũng chính là những công việc quan trọng, thiết thực và có ý nghĩa nhất trong dịp kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc thiêng liêng của Người.

Sách hiện đang sẵn sàng phục vụ tại Thư viện tỉnh Đồng Tháp, thân mời các bạn tìm đọc.

Thanh Duyên

Thư viện tỉnh Đồng Tháp
Địa chỉ: 05 Phạm Hữu Lầu, Phường 4, Tp Cao Lãnh, Đồng Tháp
Điện thoại: 0277.3871588; Email: dongthaplibrary@thuviendongthap.com
Địa chỉ trang tin: http://www.thuviendongthap.vn hoặc http://www.thuviendongthap.com
Trang chủ | Liên hệ
 
Giấy phép số: 03/GP-TTĐT, cấp ngày 08/9/2020 của Sở Thông tin và Truyền thông Đồng Tháp.