Page 14 - chua nguyen va cac giai thoai mo dat phuong nam
P. 14
ngang, có thể dung thân muôn đời được). Sứ giả đem câu
ấy về thuật lại, chúa hiểu ý. Bấy giờ xứ Thuận Hóa mới
dẹp yên, tuy nhà Lê đã đạt tam ty (Đô ty, Thừa ty, Hiên
ty) và phủ huyện để cai trị, nhưng nhân dân chưa một lòng.
Kiểm đương lấy làm lo. Chúa mới nhờ chị là Ngọc Bảo nói
với Trịnh Kiểm xin vào trấn đất Thuận Hóa. Trịnh Kiểm
thấy đất ấy hiểm trở xa xôi nên cho ngay. Anh Tông lên
ngôi, Trịnh Kiểm dâng biểu nói: “Thuận Hóa là nơi quan
trọng, quân và của do đấy mà ra, buổi quốc sơ nhờ đấy mà
nên nghiệp lớn. Nay lòng dân hãy còn giáo giở, nhiều kẻ
vượt biển theo họ Mạc, sợ có kẻ dẫn giặc về cướp, ví không
được tướng tài trấn thủ vỗ yên thì không thể xong. Đoan
quận công là con nhà tướng, có tài trí mưu lược, có thể sai
đi trấn chỗ ấy, để cùng với tướng trấn thủ Quảng Nam cùng
nhau giúp sức thì mới để lo đến miền Nam”. Vua Lê nghe
theo và trao cho chúa trấn tiết (cờ tiết vua trao cho làm
huy hiệu của quyền trấn thủ), phàm mọi việc đều ủy thác
cả, chỉ mỗi năm nộp thuế mà thôi”.
Nguyễn Bỉnh Khiêm nổi tiếng học giỏi, nhứt là về kinh
dịch, lý số; nhưng vì thời cuộc không ra ứng thi. Năm 1535,
nhà Mạc thay nhà Lê, buộc các nho sĩ phải đi thi. Ông đi
thi và đỗ trạng nguyên, làm quan đến chức Tả thị lang bộ
Lại, kiêm Đông các đại học sĩ. Năm 1542, ông dâng sớ xin
chém một số lộng thần, nhưng không được xét, ông từ quan
về quê dạy học. Hai năm sau, Mạc Phúc Hải lại mời ông
ra tham chính, làm Thượng thư bộ Lại rồi Thái phó với
tước Trình quốc công, nên người đời gọi ông là Trạng Trình.
15