Page 22 - chua nguyen va cac giai thoai mo dat phuong nam
P. 22
Trong thời gian làm trấn thủ Quảng Nam, ông chẳng
những nhân hậu với nhân dân, vỗ về tướng sĩ, trọng dụng
hiền tài mà còn xây dựng chùa chiền, tài trợ công việc
Phật sự... Nên khi lên thay chúa Tiên, ông được xưng tụng
là chúa Sãi (Sãi vương).
Đôi với chúa Trịnh, chúa Sãi có chánh sách uyển
chuyển, khi cứng rắn, khi mềm dẻo. Một mặt cho đắp lũy,
rào cửa sông, thu thuế phát triển binh lực ngày một mạnh.
Đối với các lân bang ở phía Nam, chúa Sãi tỏ ra hữu
hảo, thân thiện. Chân Lạp từ lâu bị người Xiêm xâm lấn,
đánh phá liên tục. Năm 1434, triều đình Chân Lạp phải
bỏ kinh đô Angkor (Đế Thiên Đế Thích) dời về Phnôm
Pênh (Nam Vang), năm 1528 dời về Lovek (La Bích). Đến
năm 1593, quân Xiêm lại triệt hạ La Bích. Từ đó việc phê
lập trong vương triều Chân Lạp dều do người Xiêm định
đoạt. Quốc vương Chân Lạp Chey Chetta II, trước khi được
phong vương kế vị cha, cũng như các vị tiền nhiệm khác,
phải sang Xiêm làm con tin một thời gian. Chey Chetta
II là người thông minh, có tính quyết đoán; sau khi lên
ngôi (1618), ông thay đổi tất cả những điều do người Xiêm
qui định để ràng buộc Chân Lạp, kể cả việc xưng thần và
cống nạp cho họ. Ồng dời đô về Oudong (Long úc), thuộc
tỉnh Kompong Luông. Người Xiêm đã hai lần mang quân
sang chinh phạt; nhưng đều bị đẩy lui.
Để đương đầu với người Xiêm lâu dài, Chey Chetta II
tìm cách dựa vào thế lực của chúa Nguyễn. Việc này được
sử Cao Miên chép như sau:
23