Page 31 - chua nguyen va cac giai thoai mo dat phuong nam
P. 31
Dựa vào tư liệu biên niên sử của người Chân Lạp và
các ký sự của các nhà truyền giáo phương Tây, tác giả cuốn
Xư Đàng Trong viết về việc này như sau:
“Vua Chân Lạp Chey Chetta II muốn tìm một đối lực
để chống lại lân bang Xiêm La nguy hiểm kia, đã xin cưới
một công nữ của chúa Nguyễn, làm hoàng hậu, trông mong
được sự ủng hộ của triều đình Thuận Hóa, và chúa Hy Tông
(tức chúa Sãi) có mưu đồ xa xôi, năm 1620, đã gả con gái
cho vua Chân Lạp. Cuộc hôn nhân này có ảnh hưởng lớn
lao đến vận mệnh Chân Lạp sau này. Bà hoàng hậu đem
nhiều người Việt đến, có người được giữ chức hệ trọng trong
triều, bà lại lập một xưởng thợ và mở nhiều nhà buôn bán
gần kinh đô. Năm 1623, một sứ bộ của chúa Nguyễn đến
Oudong, yêu cầu được lập sở thuế ở Prey Nokor, tức Sài Gòn
ngày nay, và đặt ở đây một sở thu thuế hàng hóa. Vua
Chey Chetta II chấp thuận, và triều đình Thuận Hóa
khuyến khích người Việt di cư đến đây làm ăn, rồi lấy cớ
giúp chánh quyền Chân Lạp giữ gìn trật tự, còn phái một
tướng lãnh đến đóng ở Prey Nokor nữa”. (2)
Cụ thể hơn, giáo sĩ người Ý, ông Christopho Borri, sống
ở Đàng Trong từ 1618 đến 1622, đã trực tiếp mục kích cảnh
viện binh và quân dụng của chúa Nguyễn cho Chân Lạp vào
năm 1621, ông ghi lại như sau:
“Chúa Nguyễn phải luôn huấn luyện binh lính và gởi
2. Phan Khoang, Xứ Đàng Trong, NXB Khai Trí, Sài Gòn, 1970, tr.402-
402, dẫn lại của André Migot, Les Khmers.
32