Page 32 - chua nguyen va cac giai thoai mo dat phuong nam
P. 32

quân  đi  giúp  vua  Chân  Lạp,  tức  chàng  rể,  chồng  con  gái
    của  chúa.  Chúa  viện  trợ  cho  vua  cả  tàu  lẫn  binh  ỉính  để
    chống  lại  vua  Xiêm.  Sứ  thần  là  người  sinh  trưởng  tại  Nước
    Mặn  (thuộc  Qui  Nhơn)  một  nhân  vật  quan  trọng  đứng  sau
    quan  tổng  trấn.  Trước  khi  lên  đường,  ông  đã  để  nhiều  ngày
    giờ  bàn  bạc  và  nhận  chỉ  thị  của  chúa.  Sứ  bộ  khá  đông  người
    cả  quan  lẫn  lính,  vừa  nam,  vừa  nữ;  chuyên  chở  trên  những
    chiếc  thuyền  lớn  có  trang  bị  vũ  khí  và  bài  trí  lộng  lẫy.  Khi
    sứ  thần  đến  kinh  đô  Oudong,  thì  dân  chúng  Chân  Lạp,

    thương  nhân  Bồ  Đào  Nha,  Nhựt  Bổn,  Trung  Hoa  đã  tụ  họp
    đông  đảo  để  tiếp  đón  và  hoan  nghinh.  Vì  sứ  thần  là  người
    quen  thuộc,  từng  làm  đại  diện  thường  trú  từ  lâu,  chớ  không
    phải  là  sứ  giả  mới  đến  lần  đầu”.(3)
        Gần  đây,  trong  quyển  “Chuyện  các  bà  trong  cung
    Nguyễn”(4)  có  chép  chuyện  bà  Ngọc  Vạn,  xin  được  trích
    nguyên  văn  như  sau  để  tham  khảo:

        "...  Sau  khi  Nguyễn  Hoàng  đặt  nền  hành  chánh  chặt
    chẽ  ở  Phú  Yên,  nước  Chiêm  Thành  chỉ  còn  là  một  lãnh  thổ
    nhỏ  hẹp  ứng  với  ba  tỉnh  Khánh  Hòa,  Phan  Rang,  Phan
    Thiết  sau  này.  Nước  Chân  Lạp  tuy  to  lớn,  mầu  mỡ  nhưng
    người  thưa,  luôn  bị  quân  Xiêm  xâm  lấn,  bắt  thần  phục,
    triều  công,  uất  hận  vô  cùng.  Năm  1618,  vua  Sanyopo



    3. Christopho Borri, Relation de la nouvelle mỉsson des pères de la
    compagnie  de  Jésus  au  Royaume  de  Cochinchine  -  Roma,  1931.
    Bonifacy  dịch  và  chú  giải  trong  BA VH,  1931,  số  III-  IV.
   4. Nguyễn Đắc Xuân, Chuyện các bà trong cung Nguyễn,  tập III, NXB
   Thuận  Hóa,  1997,  tr.  5-15.


                                                                33
   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37