Page 38 - chua nguyen va cac giai thoai mo dat phuong nam
P. 38

lời  tôn  vinh  xa  vời  với  những  điều  Phật  dạy.  Hai  hoàng
     tử  Batom  Reachea  Potouna  Raja  và  Ang  Non,  nay  đã  trưởng
     thành,  hiên  ngang  tuấn  tú.  Với  dòng  máu  hai  hoàng  tộc
     Việt  -  Chân  Lạp,  dù  cung  cách  có  khiêm  tốn  đến  đâu,  hai
     ông  bậc  khác  hẳn  người  dân  dã,  vì  thế  các  sắc  tộc  ở  đây
     xem  như  bang  trưởng,  chúa  tể  của  vùng  Đồng  Nai  -  Mô
     Xoài.  Có  việc  gì  khó  khăn  họ  đều  đến  Cô  Chín  (tên  dân
     gian  của  bà  hoàng  thái  hậu)  hay  đến  ấp  hai  ông  hoàng  để
     xin  chỉ  dạy,  phân  giải.
         “Từ  đó,  người  Việt,  người  Chiêm,  người  Khơme  và  thêm
     một  số  người  Tàu  đều  gọi  bà  Ngọc  Vạn  với  cái  tên  hết  sức

     thân  mật:  cô  Chín.  Nhờ  thế,  bà  và  hai  hoàng  tử  sống  thoải
     mái,  vừa  tu  hành  vừa  khai  khẩn  lập  nghiệp,  cơ  đồ  ngày
     càng  vững  chắc.  Chẳng  bao  lâu  vùng  Prey  Nokor  trở  nên
     tấp  nập  trù  phú.  Cô  Chín  khuyến  khích  dân  trồng  tiêu,
     trồng  lúa,  trồng  dâu  nuôi  tằm  ươm  tơ  theo  kỹ  thuật  người
     Việt.  Người  Minh  Hương  giúp  cho  dân  Prey  Nokor  buôn  bán
     với  người  nước  ngoài.  Người  Bồ  Đào  Nha,  Tây  Ban  Nha,  Hà
     Lan,  Pháp  Lang  Sa  đến  truyền  đạo  và  buôn  bán.  Qua  người
     Minh  Hương  họ  biết  danh  cô  Chín.  Thấy  cô  Chín  vừa  thông
     thạo  hai  tiếng  Việt,  Khơme,  biết  chữ  Hán,  giỏi  kinh  của
     phái  Đại  Thừa  và  Tiểu  Thừa.  Bà  là  quý  nhân  ở  vùng  đất
     mới  Prey  Nokor.  Nhiều  người  ngoại  quôc  cũng  mến  mộ  bà.
     Họ  gọi  bà  là  “cô  Chín  Chine”  (cô  Chín  Tàu),  về  sau  người
     phương  Tây  qua  buôn  bán  gọi  vùng  Thủy  Chân  Lạp  là  vùng

     Cô  Chín  Chine.  Có  lẽ  tên  Cochinchine  sau  này  đã  có  nguồn
     gốc  từ  “Cô  Chín  Chine”  (5).


                                                                  39
   33   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43