Page 40 - chua nguyen va cac giai thoai mo dat phuong nam
P. 40
tức giận liền xua quân xuống đánh Thủy Chân Lạp. Mới
vào trận Rama Chan đã bị bắt sống và đem về giam tại
Quảng Bình. Sau đó, Rama Chan xin chúa Hiền tha và hứa
sẽ triều công, sẽ giúp đỡ cho người Việt sang làm ăn ở Thủy
Chân Lạp và nhất là giúp đỡ cho mẹ con bà hoàng thái
hâu Ngọc Vạn...”
Vốn là con của chúa Sãi, một người sùng đạo Phật, bà
Ngọc Vạn trưởng thành trong môi trường giáo dục Nho -
Phật, nên khi làm hoàng hậu rồi hoàng thái hậu Chân Lạp
bà đã nhanh chóng thích nghi với sinh hoạt trong hoàng
cung Chân Lạp, nơi Phật giáo (Tiểu Thừa) được coi là quốc
giáo. Đó cũng là yếu tố làm cho tình cảm, uy tín và địa
vị của bà ngày càng vững chắc đối với hoàng gia Chân Lạp,
một điều kiện hết sức quan trọng trong mối bang giao Việt
- Chân Lạp, khuyến khích người Việt vào đất Đồng Nai
khai mở sinh sống. Đồng thời bà cũng góp phần không nhỏ
trong việc phát triển đạo Phật (Đại Thừa) trên vùng đất
mới khai khẩn.
Tiếc thay, do quan điểm chép sử của Quốc sử quán triều
Nguyễn, nên công lao to lớn của bà trong khai hoang công
cuộc mở cõi ở phương Nam không được ghi chép để lưu
truyền hậu thế. Do đó, đến nay trên khắp Nam Bộ không
có địa phương nào có công trình để tưởng niệm bà, ngoài
tháp Phổ Đồng ở chùa Kim Cang (nay thuộc ấp Bình Thảo,
xã Tân Phước, thị xã Vĩnh An, tỉnh Đồng Nai) hiện ở trong
tình trạng hoang tàn đổ nát.
41