Page 7 - chua nguyen va cac giai thoai mo dat phuong nam
P. 7

LỜI  DẪN  CHUYỆN






                                    Trong  cuộc  hội  thảo  khoa  học  về  CHƯỞNG  c ơ   LÊ
                                THÀNH  HẦU  NGUYỄN  HỮU  CẢNH  tại  An  Giang  ngày
                                                                 V          V                ,
                                30-6-1993,  nhà  nghiên  cứu  Trân  Bạch  Đăng  đã  phát  biêu:
                                    “Lịch  sử  là  chuyện  đã  xảy  ra.  Nam  tiến  là  điều  có  thật,
                                ngay  từ  thế  kỷ  thứ  9,  thứ  10.  Nguyễn  Hữu  Cảnh  làm  nốt
                                phần  việc  mà  lịch  sử  Nam  tiến  đã  mở  ra,  ông  định  cương
                                vực  phía  Nam  Việt  Nam,  đại  thể  như  cương  vực  hiện  thời
                                của  nước  ta.

                                    “Nam  Bộ  xa  xưa  thuộc  vương  quốc  Phù  Nam.  Đất  rộng,
                                người  Chân  Lạp  chỉ  chiếm  một  số  vùng,  toàn  hộ  lãnh  thổ
                                hoang  vắng.  Các  triều  đại  Chân  Lạp  giành  nhau  ngôi  vua
                                ở  trên  chính  quốc  Chân  Lạp  và  phải  đối  phó  với  người
                               Xiêm.  Cả  một  thời  kỳ  dài gần  mười  thế kỷ  -  kể từ  khi  vương
                                quốc  Phù  Nam  diệt  vong  -  đất  Nam  Bộ  chỉ  được  khai  thác
                                một  số  vùng  nhỏ  rải  rác.  Từ  thế kỷ  XV,  con  người  đến  khai
                                thác  đất  này,  ngoài  các  hộ  tộc  cố  cựu  như  Mạ,  Chu  Ru,
                               Stiêng,  Rơ  Giai,  còn  lại  chủ  yếu  là  người  Việt.  Khi  Nguyễn
                               Hữu  Cảnh  kinh  lược,  trên  đất  Nam  Bộ  đã  có  bốn  vạn  hộ,

                               đã  lập  nghiệp  hàng  trăm  năm  rồi.  Số  lượng  không  nhỏ  và
                                thâm  niên  không  mỏng.


                                8
   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12