Page 38 - ke chuyen cu pho bang nguyen sinh sac
P. 38
K ể chuyện cụ Phó bảng NGUYỄN SINH SẮC
Sinh ra trong gia đình cả bên nội và bên ngoại
đều là những thầy đồ hay chữ, song không đỗ đạt;
nhiều người cũng trực tiếp tham gia lao động chân
tay, Bà Loan cũng được học chữ Hán. Bà và em gái
lại được sông ở quê hương văn hoá - xứ sở của hát
phường vải, quay xa, kéo sợi - lại vổh có sẵn tư chất
thông minh nên nổi tiếng trong vùng về lao động
giỏi, khéo nghề canh cửi và hát ví nhanh với nhiều
câu thơ hay, sắc sảo, khiến nhiều chàng trai, kể cả
nho sĩ, phải khâm phục. Chuyện kể rằng, trong một
lần đi đắp đập, xe mương để lấy nước vào ruộng,
mọi người vừa lao động vừa hò hát vui vẻ. Trong số
những người lao động này cũng có một vài nho sĩ.
Họ lao động, hò hát với những câu ca do mình sáng
tác. Bà Hoàng Thị Loan cũng cất lời ca được truyền
tụng, mà nội dung lại là một câu thách đô:
Dở dang nên phải đào sông,
Ngày làm công nhật, đêm trông dạ chàng.
Cái hay, cái khó của câu thách đố khiến cho người
đáp phải lúng túng là cách chơi chữ, tuy đồng âm
song lại khác nghĩa. Trong câu sáu chữ, chữ "dang"
là dở dang, lận đận lại đồng âm với chữ "giang” có
nghĩa là "sông". Ở câu tám chữ, các từ Hán và Nỏm
lại đồng nghĩa và đồng âm."Ngày"(âm Việt) có nghĩa
là "nhật" (chữ Hán), song lại mang nghĩa là "tiần
công làm hàng ngày", và từ "đêm" theo nghĩa chữ
Hán là "dạ", song ở đây lại đồng âm với từ "dạ" í từ
Việt) chỉ "lòng dạ", "tâm tư" của con người.