Page 39 - ke chuyen cu pho bang nguyen sinh sac
P. 39
Đàn tộc, qué hương, gia tộc. thời đại sình sống...
Câu ca có nội dung bình dị, mang tính chất dân
dã, song lại có lối chơi chừ hay, "hiểm", khiến cho
việc đối đáp thích ứng không phải dễ. Cho nên từ
đó về sau, chưa ai tìm ra một câu nào đủ các yếu tô'
ngôn từ tương tự và có hồn thơ bay bổng như thế để
mà đáp lại.1
Qua một câu hát đố như vậy cũng có cơ sở để
nhận thấy rằng bà Hoàng Thị Loan là người được
học hành, được giáo dục trong một gia dinh "có chữ
nghĩa", ở một địa phương có truyền thống văn hoá
ỉâu đời. Sống trong một gia đình gia giáo, lại thông
minh, có con mắt "tinh đời" cho nên bà Loan đã
chấp nhận ý kiến của cha mẹ gả cho Nguyễn Sinh
Sắc - người học trò nghèo đầy triển vọng. Đây
không phải là chuyện "cha mẹ đặt đâu, con ngồi
đấy" mà có suy nghĩ, quyết định theo sự hướng dẫn
đúng đắn của cha mẹ. Đây là một cuộc tình duyên
đẹp đẽ, song cũng có nhiều vất vả, chông gai trong
cuộc sông. Song khi đã chấp nhận thì bà Loan sẵn
sàng vượt qua với lòng thương yêu chồng con, với
sức lao động của mình để giúp chồng học tập và
nuôi dạy con.
Năm 1883, bà trở thành người vợ chung thuỷ của
nho sĩ Nguyễn Sinh sắc và là bà mẹ hiền của các
con. Bà đã sống hết lòng vì chồng, vì con. Công lao
ĩ. Chu Trọng Huyên: Kể chuyện về gia thế Chủ tịch Hồ Chí
Minh, sđd, tr. 63
39