Page 46 - ke chuyen cu pho bang nguyen sinh sac
P. 46
Kể chuyện cụ Phó bảng NGUYỄN SINH SẮC
sao để cả gia đình sông, để ông Sắc yên tâm học
hành thi cử?
Trước vấn đề này, bà Loan quyết định lấy nghề
dệt vải truyền thống ở quê nhà làm nghề sinh sống;
vả lại, bà đã khá thông thạo về nghề canh cửi. Ớ
quê hương Hoàng Trù, bà Loan có tiếng là người
khéo tay. Vải lụa bà dệt ra được nhân dân quanh
vùng ưa dùng. Song bà cũng hiểu rõ thị hiếu của
người tiêu dùng ở chốn kinh đô cũng có phần khác
hơn người ở quê, dù sản phẩm bà làm ra chỉ phục
vụ cho người dân nghèo. Vì vậy, bà đã chắt lọc
những tinh hoa của nghề dệt ở quê hương mà bà đã
học được, gắng sức học hỏi kỹ thuật, tìm hiểu việc
ưa chuộng của người kinh thành. Do vậy mà hàng
dệt của bà cũng có thể bán được bên cạnh sản
phẩm của người thợ lành nghề ỏr Huế. Với tấm lòng
cao đẹp của người mẹ không muôn chịu để cho con
mình quá thiếu thôn, với quyết tâm của một người
vợ không muốn chồng phải ngừng học tập vì thiếu
cơm áo, nên qua hơn năm năm trời (1895 - 1901)
khung cửi của bà luôn luôn rộn tiếng thoi đưa, sản
phẩm làm ra cũng tiêu thụ được. Do đó, cuộc sông
của gia đình bà ở Huế tuy còn chật vật song dựa
vào những tấm vải do bà (Hoàng Thị Loan) dệt ra
cũng vượt qua thiếu thốn, khó khăn. Có thể nói,
bằng sức lao động, bằng cả tấm lòng yêu chồng,
thương con, bà Hoàng Thị Loan đã dệt nên cuộc đời,
sự nghiệp đẹp đẽ của chồng và của con. Mặc dầu bà