Page 55 - ke chuyen cu pho bang nguyen sinh sac
P. 55
Dân tộc. quê hương, gia tộc. thời đại sinh sống...
tham gia hoạt động trong phong trào yêu nước của
Phan Bội Châu1.
Ông Khiêm có lòng yêu nước, thương người nghèo,
không chịu khuất phục trước cường quyền, đâu
tranh cho quyền lợi của nhân dân. Vì vậy, ông cũng
bị chính quyền thuộc địa và Nam triều bắt, cầm tù,
quản thúc.
Năm 1940, ông Khiêm trở về sống ở quê Kim
Liên và cùng bà con, những người yêu nước đấu tranh
chống Pháp.
Sống ở quê hương, ông đắp ngôi mộ ở Động Tranh,
núi Đại Huệ, dưa hài cốt mẹ về yên nghỉ ở đây.
Cách mạng tháng Tám thành công, tuy đã gần
60 tuổi, ông Khiêm vẫn hăng hái tham gia đấu
tranh cùng nhân dân địa phương.
Ngày 3.11.1946, sau khi bà Thanh trở về, ông
Khiêm lại ra Hà Nội gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh,
người em trai thân yêu hơn 30 năm xa cách.
1. Theo một tài liệu khác, sau khi rời Trường Quốc học Huế, ông
Khiêm theo một người bạn làm công cho một nhà sinh vật học
người Pháp, ông Savan chủ rẫy Trường An, có vợ người Pháp.
Rẫy cũng thuộc huyện Phong Điền. Vì đã tham gia đấu tranh
yêu nước ở Huế, nên ông Khiêm luôn bị thực dân Pháp theo
dõi và phải trở về Kim Liên (Chu Trọng Huyến: Kể chuyên về ề
gia thế Chủ tịch Hồ Chí Minh, sđd, tr. 101 * 102). Lị
55Jể