Địa chỉ: 05 Phạm Hữu Lầu, Phường 4, Tp Cao Lãnh, Đồng Tháp - Điện thoại: 0277.3871588
Cỡ chữ
► Giới thiệu sáchChính trị - Xã hộiNhững tên gọi, bí danh, bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Những tên gọi, bí danh, bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Những tên gọi, bí danh, bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thông tin tài liệu

Tác giả: Bảo tàng Hồ Chí Minh
Nhà xuất bản: Chính trị Quốc gia - Sự thật
Năm xuất bản: 2018
Môn loại: Chính trị - Xã hội
Format: 168tr., 15cm
Xem trực tuyến: Click vào đây

Nội dung

Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ thiên tài, người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, lãnh đạo cách mạng Việt Nam đến thắng lợi. Người đã cống hiến trọn cuộc đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc, hạnh phúc của Nhân dân; phấn đấu hy sinh vì sự nghiệp giải phóng con người, đấu tranh cho hòa bình thế giới và tình hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc.

Nhân kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2020), Thư viện tỉnh Đồng Tháp xin mời các bạn cùng tìm đọc quyển sách “Những tên gọi, bí danh, bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh”.

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có hơn 30 năm hoạt động ở nước ngoài. Người đi qua 4 châu lục, 3 đại dương, đặt chân lên gần 30 nước, làm hàng chục nghề khác nhau. Trong điều kiện hoạt động cách mạng bí mật, bị chính quyền thực dân, đế quốc và tay sai theo dõi, bắt giam, tuyên bố tử hình vắng mặt… Người phải thay đổi họ tên rất nhiều lần. Do đó, trong cuộc đời của mình, Hồ Chí Minh có rất nhiều tên gọi, bí danh và bút danh.

Mỗi tên gọi, bút danh, bí danh của Người đều gắn liền với những sự kiện lịch sử đất nước, với cột mốc, chặng đường cách mạng nhiều gian nan, thử thách, hy sinh nhưng đầy vinh quang và phong phú của Người. Năm 2018, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật đã phát hành quyển sách mang tên “Những tên gọi, bí danh, bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Sách do tập thể tác giả thuộc Bảo tàng Hồ Chí Minh sưu tầm, biên soạn.

Với 168 trang sách, quyển sách giới thiệu 174 tên gọi, bí danh, bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng và 28 tên gọi, bí danh, bút danh cần nghiên cứu thêm.

Bắt đầu với tên gọi “Nguyễn Sinh Cung”. Đây là tên khai sinh của Người. Tiếp đến là “Nguyễn Sinh Côn”, tên này Người sử dụng trong thời gian theo học ở trường Quốc học Huế. Đến đầu những năm 1940, trước biến chuyển mới của tình hình cách mạng, một nhiệm vụ bức thiết đặt ra cho cách mạng nước ta lúc này là phải thực hiện sự liên minh quốc tế, tranh thủ giúp đỡ của Đồng minh. Để đánh lạc hướng bọn mật thám Nguyễn Ái Quốc lấy tên mới là Hồ Chí Minh. Tới năm 1924, tên gọi Hồ Chí Minh đã được ra công khai. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, khi đất nước giành được độc lập Hồ Chí Minh trở thành Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á. Từ đó đến nay và mãi đến muôn đời sau, tên Người sẽ còn sống mãi trong lòng Nhân dân Việt Nam và trong trái tim nhân loại.

Bằng những nguồn tư liệu lưu giữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh và qua một số sách, báo đã công bố, quyển sách trình bày một cách có hệ thống, dễ hiểu, từng bước làm chính xác thêm cứ liệu lịch sử, góp phần vào việc nghiên cứu thân thế, sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh, cung cấp thêm tư liệu về cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sách hiện đang sẵn sàng phục vụ tại Thư viện tỉnh Đồng Tháp.

Thân mời các bạn tìm đọc!

Thanh Duyên
 
Thư viện tỉnh Đồng Tháp
Địa chỉ: 05 Phạm Hữu Lầu, Phường 4, Tp Cao Lãnh, Đồng Tháp
Điện thoại: 0277.3871588; Email: dongthaplibrary@thuviendongthap.com
Địa chỉ trang tin: http://www.thuviendongthap.vn hoặc http://www.thuviendongthap.com
Trang chủ | Liên hệ
 
Giấy phép số: 03/GP-TTĐT, cấp ngày 08/9/2020 của Sở Thông tin và Truyền thông Đồng Tháp.