Địa chỉ: 05 Phạm Hữu Lầu, Phường 4, Tp Cao Lãnh, Đồng Tháp - Điện thoại: 0277.3871588
Cỡ chữ
► Giới thiệu sáchChính trị - Xã hộiVăn hóa hội nhập

Văn hóa hội nhập

Văn hóa hội nhập

Thông tin tài liệu

Tác giả: Nguyễn Thị Quỳnh Phương biên soạn
Nhà xuất bản: Khoa học xã hội
Năm xuất bản: 2016
Môn loại: Chính trị - Xã hội
Format: 204tr., 21cm
Xem trực tuyến: Click vào đây

Nội dung

Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần được tạo ra trong suốt quá trình lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Chính vì vậy, văn hóa đã trở thành nền tảng quan trọng tạo nên nguồn sức mạnh to lớn, giúp chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, khắc phục mọi khó khăn, thử thách, xây dựng và phát triển đất nước.

Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, ranh giới giữa các quốc gia, dân tộc ngày càng được rút ngắn. Xu thế hội nhập để cùng phát triển, trong đó có hội nhập văn hóa là không thể tránh khỏi. Nhưng cũng từ đây, vấn đề về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập trở thành nhiệm vụ trọng yếu của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Với mong muốn cung cấp những kiến thức cơ bản trong việc tìm hiểu về hội nhập văn hóa trong bối cảnh thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng, nhà xuất bản Khoa học xã hội đã phát hành quyển sách “Văn hóa hội nhập” do Nguyễn Thị Quỳnh Phương biên soạn.

Quyển sách được bố cục gồm 4 phần. Phần 1: Khái quát về văn hóa và hội nhập văn hóa.  Phần 2: Tiến trình hội nhập của văn hóa Việt Nam. Phần 3: Giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập. Phần 4: Một số bài nghiên cứu về văn hóa hội nhập văn hóa.

Theo nội dung sách, quá trình hội nhập ở Việt Nam thực tế đã bắt đầu từ khi Việt Nam trở thành thành viên Liên hợp quốc năm 1976. Từ năm 1986, cùng với quá trình đổi mới và mở rộng hợp tác với bên ngoài, tư duy của Đảng ta về hội nhập quốc tế đã liên tục phát triển, các hoạt động hội nhập quốc tế, lấy hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm, cùng liên tục phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu.

Trong lĩnh vực văn hóa, việc hội nhập cơ bản thông qua hoạt động truyền giáo, hợp tác kinh tế, hợp tác du lịch, hợp tác giáo dục và sự bùng nổ của khoa học công nghệ.

Ở phần thứ ba của quyển sách, tác giả nhấn mạnh “Đối với Việt Nam, bài học hội nhập không phải là mới. Trải qua quá trình dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm lịch sử, người Việt đã có quá trình hội nhập giao lưu với văn hóa các nước. Tuy nhiên tring quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa ấy, người Việt đã luôn giữ vững bản lĩnh tiếp thu cái mới, cái tiến bộ để làm phong phú cho văn hóa dân tộc, kiên quyết không chịu phụ thuộc vào văn hóa ngoại lai”.

Thông qua quyển sách, càng khẳng định một điều rằng, trong sự mở rộng mối quan hệ quốc tế như hiện nay, một nền văn hóa có bản sắc riêng sẽ không bị hòa tan, không tự đánh mất mình và đủ bản lĩnh để tiếp nhận tinh hoa hoặc thải loại những gì không phù hợp từ văn hóa bên ngoài.

Đến phần thứ tư của quyển sách, tác giả giới thiệu một số bài nghiên cứu về hội nhập văn hóa như: Tiếng Việt có còn trong sáng? Vấn đề hội nhập quốc tế của Việt Nam: truyền thống và hiện đại, Một cách nhìn mới về văn hóa Việt Nam thông qua so sánh với văn hóa Nhật Bản...

Với dung lượng 204 trang, quyển sách cung cấp những kiến thức cơ bản trong việc tìm hiểu về hội nhập văn hóa trong bối cảnh thế giới của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Sách sẽ đưa ra những kiến thức bao quát và hệ thống về tiến trình hội nhập và thực trạng văn hóa Việt, từ đó xác định những biện pháp để giữ gìn, bảo lưu bản sắc văn hóa dân tộc.

Sách hiện đang sẵn sàng phục vụ tại Thư viện tỉnh Đồng Tháp, thân mời quý vị cùng tìm đọc.

Phòng đọc: KEVV17.2524
Phòng mượn: MEVV17.5510 – 5511

Thanh Duyên
Thư viện tỉnh Đồng Tháp
Địa chỉ: 05 Phạm Hữu Lầu, Phường 4, Tp Cao Lãnh, Đồng Tháp
Điện thoại: 0277.3871588; Email: dongthaplibrary@thuviendongthap.com
Địa chỉ trang tin: http://www.thuviendongthap.vn hoặc http://www.thuviendongthap.com
Trang chủ | Liên hệ
 
Giấy phép số: 03/GP-TTĐT, cấp ngày 08/9/2020 của Sở Thông tin và Truyền thông Đồng Tháp.