Chúng ta đã cùng nhau đọc phần thứ nhất – Tập 2 của quyển sách “Tổ quốc gọi” với “Chuyện những người đi tập kết” với những câu chuyện cảm động về trên đường chuyển quân tập kết, kẻ đi người ở, những tháng ngày đầu tiên trên đất Bắc, và hiểu được thấm thía những gian nan, hy sinh của người ra đi và nỗi mong chờ, lo lắng của người ở lại, cũng như những hẹn ước ngày trở về.
Nhưng ở “Hồi ký Tổ quốc gọi” chưa dừng lại ở đó, tác giả còn kể cho người đọc nghe về “Chuyện những người đi B” qua phần thứ hai, tập 2 của quyển sách.
Mở đầu phần này, trước khi vào câu chuyện, tác giả giới thiệu đến người đọc vì sao gọi là đi B: “Trong số những người lên tàu tập kết ra Bắc năm 1954, ngoài những người vì nhiệm vụ phải ở lại miền Bắc suốt những năm chống Mỹ thì từ sau khi có Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng về Cách mạng miền Nam, lần lượt đã có nhiều cán bộ, chiến sĩ tập kết trở về miền Nam tham gia chiến đấu và họ được gọi với cái tên chung là những người đi B”.
Qua lời kể của tác giả, người đọc sẽ hiểu được những gian khó của hành trình vượt Trường Sơn mà thuở ấy, mỗi cán bộ đi B đều phải trải qua. Một thử thách đầu tiên thực sự khắc nghiệt đối với những ai tự nguyện cất bước ra đi trong những ngày tháng mà con đường hành quân nhiều nơi “chưa từng có dấu chân người”.
Và cũng ở đó, tác giả Nguyễn Long Trảo kể về câu chuyện đi B của anh Ba Thanh, anh Bảy Noãn và em Ca Lê Hiến là những người thân trong gia đình tác giả đi B trong những đợt đầu tiên.
Trong phần giới thiệu này, chúng tôi mời quý vị và các bạn cùng tìm đọc phần thứ hai, tập 2 của Hồi ký với tiêu đề “Chuyện những người đi B”. Mời các bạn cùng đọc để tìm hiểu rõ hơn về câu chuyện này nhé!
Nội dung Tập 2 - phần 2