“Tổ quốc gọi” là một Hồi ký có giá trị lịch sử và văn học của tác giả Nguyễn Long Trảo. Trong lời giới thiệu quyển sách, Trầm Hương có viết “Kỳ lạ thay, những trang viết ngỡ như thô mộc ấy cuốn hút tôi mãnh liệt. Thật thú vị vì tôi tìm thấy những ẩn số của lịch sử từ hồi ức của ông, qua cách kể chuyện chân thành, lém lỉnh, có duyên. Nhưng không, còn có những nỗi đau ông giấu sau nụ cười, cả sự mặc nhiên, bình thản, cả sự mặc nhiên, bình thản, cả sự quyết liệt, lòng bao dung con người…”
Đọc phần thứ nhất với tiêu đề “Quê hương và thời thơ ấu”, chúng ta hiểu thêm rằng: tác giả Nguyễn Long Trảo sống trong một gia đình nghèo, được gia đình chăm lo việc học, nhưng trước cảnh đất nước bị giặc xâm lăng ông đã “quyết chí ra đi”. Ông “không là tướng lĩnh, không giữ những chức vụ lớn lao, chỉ là một chuyên gia binh khí và kỹ thuật Cục Quân giới thuộc Bộ Quốc phòng nhưng trong thực thi nhiệm vụ ông đã viết nên những câu chuyện mà lớp trẻ ngày nay cũng cảm thấy thật sự bất ngờ” – Trầm Hương.
Cách mạng tháng 8/1945 thành công, rồi “Nam Bộ kháng chiến”. Ông gia nhập bộ đội, rồi được đi học tại khoá đầu tiên phân hiệu Nam Bộ của trường lục quân Trần Quốc Tuấn. Tốt nghiệp, ông xung phong về “miền Đông gian lao mà anh dũng”. Sau khi Hiệp định Genève được ký kết (tháng 7/1954), cùng với nhiều đồng đội, ông tập kết ra Bắc.
Trong phần giới thiệu này, chúng tôi mời quý vị và các bạn cùng tìm đọc phần thứ hai, tập 1 của Hồi ký với tiêu đề “Mùa thu rồi ngày hăm ba”. Qua các tiểu mục như: Một thời biến động, Một chuyến đi xa bên cạnh người cha thân yêu, Một chuyến đi, biết bao kỷ niệm… người đọc sẽ có dịp hiểu thêm về sự kiện “Nam Bộ kháng chiến” hào hùng của dân tộc.
Nội dung Tập 1 - phần 2