Lá nguyệt quế dài khoảng 6–12 cm và rộng khoảng 2–4 cm, với mép lá nhăn và có khía răng cưa đều đặn rất đặc trưng. Nó là một loài cây có hoa đơn tính nhung hoa đực và hoa cái mọc trên các cây khác nhau; các hoa có màu vàng-lục nhạt, đường kính khoảng 1 cm, mọc thành các cặp cạnh kẽ lá. Quả là loại quả mọng nhỏ màu đen dài khoảng 1 cm, bên trong chứa một hạt.
Cây nguyệt quế có nguồn gốc từ các nước nhiệt đới châu Á, tại Việt Nam cây tập trung sinh sống tại các khu vực ven sông, ven suối,……. Cây nguyệt quế có 3 loại:
Nguyệt quế lá lớn:
Loại nguyệt quế lá lớn là giống cây lá to, mọc thưa thường được trồng làm cây bonsai kích thước lớn. Nguyệt quế lá lớn thích hợp sinh sống trên đất cát, đất phù sa và có khả năng chịu hạn tốt, nhưng lại không có khả năng chịu úng. Do đó khi trồng cây trong chậu cần đảm bảo nước được thoát ngay khi bị mưa đọng nước.
Nguyệt quế lá nhỏ:
Đây giống nguyệt quế chơi cây cảnh bonsai, cây được người trồng ưa thích bởi cho nhiều chùm hoa và cây có giá trị kinh tế khá cao.
Nguyệt quế lá nhỏ thân xoắn:
Với giống nguyệt quế này chúng đem đến vẻ đẹp khá độc đáo với bộ rễ đẹp hơn so với những loại nguyệt quế thông thường khác. Khi thân cao khoảng 40cm bắt đầu xoắn lại.
Sử dụng và biểu tượng
Nguyệt quế là nguồn cung cấp một loại gia vị trong ẩm thực là lá nguyệt quế, được dùng để tạo hương vị trong nấu ăn. Nó cũng là nguồn để làm vòng nguyệt quế của người Hy Lạp cổ đại. Vòng nguyệt quế đã được dùng làm phần thưởng cho người chiến thắng tại các cuộc thi đấu Pythia và Olympic của người Hy Lạp cổ đại.
Một số chứng cứ từ các tài liệu y học cho thấy nguyệt quế được dùng để:
Nó cũng được trồng rộng rãi để làm cây cảnh trong các khu vực có khí hậu Địa Trung Hải hay khí hậu đại dương, cũng như trồng trong nhà tại các khu vực có khí hậu quá lạnh lẽo về mùa đông.
Trích Wikipedia