Đồng Tháp Mười được biết đến là một vùng đất hào hùng của dân tộc, một vùng đất của cách mạng nơi có điều kiện về con người và tự nhiên. Nhưng ai biết được rằng ẩn chứa đâu đó cái khó khăn, gian khổ, kiếm từng miếng cơm manh áo không phải là một điều quá dễ dàng. Biết đến một mẩu chuyện, một con người có tấm lòng nhân ái để xây dựng nên một kho báu kiến thức dành cho các em. “Ở một thư viện vùng sâu Đồng Tháp Mười”, trích trong quyển “Những người giữ lửa tình yêu với sách” của tác giả Nguyễn Hữu Giới như là một cuộc dẫn lối đầy hoàn hảo, tiếp sức kiến thhức nâng cao dâng trí khi có một chốn bầu bạn thư viện nơi vùng sâu, thư viện đã đến từ vùng quê nghèo ấy.
Câu chuyện kể về hai cô Nguyễn Thị Cẩm Hằng và Hồ Thị Kim Loan đang công tác tại một thư viện huyện Mộc Hóa, một huyện nằm ở biên giới phía Tây của Tổ Quốc, vùng sâu của tỉnh Long An. Khi công tác ở thư viện 15 năm, không ai biết được rằng tình yêu nghề, yêu cái chất phác thật thà nơi hai cô đã đặt chân đến. Hai cô đã thấy, cảm nhận được thế nào là tình yêu thương dành cho các em ở huyện Mộc Hóa này, các em có thư viện mới dùng để đọc sách có những thẻ thư viện mới, thế mà tôi cảm nhận rằng thư viện là nhà thứ hai của các em học sinh ở huyện Mộc Hóa này. Có những người đã gặp thành tri âm, tri kỷ, gắn bó với nhau, biết đến nhau qua một chuyến thăm. Thành thật mà nói, bất cứ ai cũng nghĩ cho mình nên dành ra một chút thời gian mà ngẫm lại xem mình đã có đủ thời gian để làm một cô giáo thư viện hay chưa? Sống có tình yêu thương, ham đọc sách mới cung cấp đủ kiến thức cho những ai ham học, nuôi niềm đam mê ý chí, vững tin để bước vào đời.
Thư viện Mộc Hóa đã dựng xây lên rồi, học sinh đam mê đọc sách cũng có thể tìm đến bầu trời tương lai dành cho mình. Xây dựng nên một thư viện là một nét văn hóa để phục vụ bạn đọc, bạn tìm đến chốn thiên đường này. Hai cô đã chứng minh được niềm đam mê đọc sách là vô cùng, vô tận. Đẩy mạnh hoạt động của mạng lưới tủ sách, để có thể tăng lên vài cuốn sách, vừng tăng thêm bước chuyển biến tích cực cho một thư viện. Từng chứng kiến một anh phụ trách văn hóa xã dùng mặt trong của bục đã đóng thành cũ rồi mà vẫn đứng lên đó để giới thiệu sách cho bà con, quả là một con người giàu lòng nhân ái. Điều vất vả nhất là tới mùa nước lũ, để bảo quản cho một cuốn sách là phải dọn và bê nó lên cao để không bị ướt. Điều quan tâm hàng đầu là mang lại niềm vui đọc sách dành cho mọi người. Dẫu biết khó khăn vẫn còn ở phía trước, nhưng công tác phục vụ cho xã hội và những người nghèo nàn vẫn là hàng đầu, nhưng vì mục tiêu chung góp phần chứng minh một quan điểm đúng đắn của Đảng: “Văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội”.
Sách là nguồn kiến thức vô cùng quý giá, mỗi lần đọc sách là mỗi lần những tình cảm cảm xúc được bộc bạch. Hành trình để về một nơi xa xôi như thế là một quãng đường sự nỗi lực không biết mệt mỏi của hai cô vì muốn đóng góp cho xã hội ngày càng phát triển. Tôi cảm nhận được rằng, ở một vùng sâu các em học sinh thật là háo hức khi có thư viện là nơi bầu bạn tiếp nối truyền thống hiếu học của ông cha ta ngày xưa. Một mẫu chuyện nhỏ cũng đủ nói lên tất cả, hành trinh gian nan vượt qua thử thách khi những năm sắp tới hành trang cần cho cuộc sống chính là sách - sách giúp tôi hiểu được tầm quan trọng của nó. Như J.Milton đã nói rằng “Một quyển sách hay là đời sống xương máu quý giá của một tinh thần ướp hương và cất kín cho mai sau”, chính sách đã giúp tôi hiểu, cuộc sống luôn có những thử thách nhưng cần cất giữ một cách kín đáo cho thế hệ tương lai nắm giữ. “Ở một thư viện vùng sâu Đồng Tháp Mười” nói lên lòng chân thành dành cho con người của hai cô làm công tác thư viện chất chứa biết bao nhiêu nỗi niềm, nhưng dó là điều hạnh phúc nhất của một con người.
“Hiện nay chúng ta đang ba hoa về sự cô đơn toàn cầu của nhân loại. Làm thế nào để vượt qua điều đó? Chỉ có đọc sách! Chỉ cuốn sách mới "trò chuyện" với con người không mang tính chất hình thức, mà là một cách tâm tình, khuyên bảo và cung cấp những định hướng cần thiết. Trong sách có những bí mật của đạo đức - quy tắc của lương tâm...” (GS.TSKH Mikhain Phiôđôrôvích Nhenasep). Trò chuyện với một quyển sách để hiểu thế nào là tầm quan trọng, cần có một sự kiên trì và trường tồn mãi mãi trên bước đường thành công. Việc đọc sách có ý nghĩa to lớn, góp phần nâng cao kiến thức một cách tối đa. Học cho đời, học cho mình và học cho toàn xã hội để biết được rằng mình sống là phải có trách nhiệm với bản thân, tương lai nữa.
Là một người trẻ học tập trong môi trường đầy tính giáo dục cần phải hiể rõ những quy tắc cơ bản của một con người. Mang tầm vóc ảnh hưởng đến toàn xã hội, sách là người bạn, người thầy giúp ta tìm thêm cho mình những bước chân còn thiếu sót ấy để bù đắp cho những mảnh vỡ kia một cách hoàn hảo. Không ai sống trên đời mà không có niềm tin vào bản thân và giữ vững phong độ của mình.
Câu chuyện đọng lại một bài học sâu sắc là làm gì phải có chủ đích, ước mơ và nhìn thấu được những gì là khó khăn và thiếu thốn. Sống trong tâm hồn của hai cô Hằng và cô Loan để có thể hiểu được thư viện là có sách - sách giúp tôi bay lên không gian của cuộc đời mình. Tương lai vẫn còn nắm bắt và giữ lấy ước mơ, song vẫn không quên được sách là bạn đồng hành cho mỗi chặng đường, mỗi chuyến đi là một niềm vui vô tận. Mỗi chuyến đi dài cũng là hiểu thấu những khó khăn của con người vùng Đồng Tháp Mười ở huyện Mộc Hóa. Sách là tri thức luôn có trên đời, học cùng sách là nâng cao tầm hiểu biết sâu rộng và yêu thương con người nhiều hơn và mang đến hạnh phúc cho nhau. Hành trình kết nối những quyển sách mang lại ước mơ./.