Sách là nguồn cung cấp tri thức nhân loại – thứ mà chúng ta không bao giờ khai thác được hết. Mỗi loại sách sẽ cho chúng ta những kiến thức khác nhau. Đọc sách còn giúp cho mỗi người chúng ta hoàn thiện được bản thân của mình và nuôi dưỡng cho tâm hồn trở nên trong sáng và tươi đẹp hơn. Với em sách như một người thầy một người cha một người anh dạy bảo em rất nhiều điều. Sách dạy em không chỉ riêng về kiến thức mà còn có cả lễ nghĩa, cách đối nhân xử thế, đạo đức cần có của một con người, cách kính trọng ông bà cha mẹ… Em không dám khẳng định rằng mình là một người rất yêu sách vì thời gian em dành để đọc sách khá ít, em thường lên kiếm mượn sách ở thư viện hay mua nhiều là sách văn, đọc sách em ngưỡng mộ biết bao những câu từ của các nhà văn, nó rất trau chuốt và đầy ý nghĩa.
Có một lần lên thư viện em đã bắt gặp một cuốn sách rất ý nghĩa, nó không dạy em nhiều về kiến thức thế nhưng nó đã cho em hiểu rằng có rất nhiều tấm gương sáng là những người thật sự yêu sách. Cuốn sách đó mang tên “Những người giữ lửa tình yêu với sách’’ của tác giả Nguyễn Hữu Giới. Và sau khi đọc xong cuốn sách ấy em đã rất thích hai câu chuyện được kể trong đó. Đầu tiên là câu chuyện “Tâm tình với người giữ sách’’ và câu chuyện “Hạnh phúc lớn lao”. Hai câu chuyện tuy khác nhau về nội dung nhưng vẫn cho ta thấy tình yêu của con người dành cho sách lớn lao đến thế nào.
Câu chuyện “Tâm tình với người giữ sách” kể về một người phụ nữ là một cộng tác viên ở Thư viện Khoa học tổng hợp tỉnh Tây Ninh. Bà đã viết vô số những tập tin mới cho thư viện đăng đều đặn, cứ có tác phẩm mới là bà lại dành thời gian cần mẫn đọc rồi chọn cho mình một đề tài và viết. Có nhiều người thắc mắc và hỏi bà rằng: “Mất bao nhiêu thời gian để đọc sách, rồi viết, chỉ để được vài mươi ngàn đồng, có đáng để bỏ nhiều công sức như vậy không?’’. Bà đã có một cái lí là “động lực tư tưởng’’ cho mình, vì bà là một giáo viên văn nên bà không thể không đọc tác phẩm, không nắm bắt tình hình thời sự văn học còn việc viết lách kia chỉ là để nâng cao trình độ, khả năng bình luận và cảm thụ văn học của bà. Hơn thế nữa, với riêng bà sự gắn bó với công việc này là một tình cảm cá nhân- một tình cảm dành cho những người giữ sách ở đây.
Qua câu chuyện trên đã cho chúng ta thấy rõ cách phục vụ của thư viện trường cũng như sự niềm nở, vui vẻ, ân cần của những người giữ sách đã làm cho thư viện có thêm rất nhiều người ham học hỏi, ham đọc sách đến. “Thư viện không nên chỉ là nơi giữ sách, cũng không nên chỉ là nơi đọc sách giải trí nhẹ nhàng. Nó phải là một trung tâm nghiên cứu – sự nghiên cứu mà bất kỳ một con người có lý trí nào cũng cần phải có” (Phêđôrôp). Làm nghề thủ thư giữ sách- một công việc mà ai cũng cho là rất nhàn hạ, nhẹ nhàng, lặng lẽ và rất buồn bã tẻ nhạt. Thế nhưng những người giữ sách vẫn luôn âm thầm kiên trì với nghề nghiệp của mình bởi họ có một tình yêu nghề và tình yêu sách vô cùng to lớn.
Đến với câu chuyện thứ hai là câu chuyện mang tên “Hạnh phúc lớn lao” của tác giả Đinh Quang Thiệu. Câu chuyện kể về cuộc đời của giám đốc Thư viện quân đội - Ông Đinh Quang Thiệu. Tất cả mọi người làm việc ở đây đều rất hăng hái, nhiệt tình, thái độ tôn trọng độc giả, hòa nhã và nhiệt tình hết lòng phục vụ mọi người, tuyệt đối ‘không cửa quyền’ khiến nơi đây luôn có nhiều người tới. Không chỉ riêng nhân viên làm việc ở đây mà còn có cả ông Đinh Quang Thiệu mặc dù giám đốc Thư viện quân đội nhưng ông không cậy quyền mà rất niềm nở, nhiệt tình, trực tiếp tiếp xúc với các bạn đọc giả, rất biết lắng nghe ý kiến mọi người. Thư viện quân đội đã để lại trong lòng bạn đọc những hồi ức rất đẹp và rất ý nghĩa khiến nhiêu người khó có thể quên được. Và những đọc giả có rất nhiều đối tượng, lứa tuổi khác nhau, còn có cả thủ trưởng bộ, các tổng cục.
Câu chuyện đã cho chúng ta phần nào thấy rõ hơn về sự cống hiến vô hạn không đòi hỏi gì cả của những người làm việc trong thư viện. Trong quyển sách “Những người giữ lửa tình yêu với sách’’ còn có rất nhiều câu chuyện ý nghĩa và cảm động khác. Tuy các câu chuyện khác nhau nhưng tất cả đều mang ý nghĩa giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về tâm sự trong lòng, những nỗi niềm to lớn và cả những công việc âm thầm lặng lẽ của những người yêu sách, những người làm nghề thủ thư hay làm giám đốc của cả một Thư viện quân đội.
Nghề giữ sách thật sự là một nghề rất khó và vất vả. Nó đòi hỏi sự tận tâm, chu đáo của người giữ sách, một người giữ sách chân chính sẽ thấy đau lòng khi sách bị rách hay bẩn, sẽ thấy vui khi có nhiều người vào thư viện đọc sách và càng hạnh phúc hơn nữa khi tìm thấy một cuốn sách hay và giới thiệu cho tất cả mọi người. Đối với những người giữ sách, hạnh phúc đơn giản chỉ là được thấy hàng ngày có nhiều bạn đọc đến đọc sách và những quyển sách nằm thật gọn gàng ngăn nắp trên các kệ tủ. Tuổi trẻ của con người sẽ chỉ chìm đắm trong vô vàn cuốn sách khác nhau. Nó sẽ không phù hợp cho những ai muốn có một tuổi trẻ phơi phới tràn đầy xuân xanh. Đối với những người thật sự yêu sách mới có thể làm được điều đó.
Em là một học sinh, sau khi đọc sách xong em thấy tình yêu sách của mình còn rất nhỏ bé so với các cô chú anh chị đi trước, và ngày nay học sinh rất ít đọc sách mà dành thời gian rất nhiều cho việc chơi điện tử và nhắn tin trên các trang mạng xã hội, mọi người đang dần quên lãng việc đọc sách. Em sẽ cố gắng tích cực khuyến khích bạn bè và người thân đọc thêm nhiều sách hơn. Em cũng sẽ thường xuyên đọc thêm nhiều sách để nâng cao học vấn và đạo đức con người.