“Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” – một quyển truyện kể về những giai đoạn mà đời người ai cũng từng trải qua nhưng đôi khi bộn bề với cuộc sống, cơm áo gạo tiền và những nỗi lo không đặt hết tên chúng ta quên mất đi sự tồn tại của nó. Nó là “tuổi thơ”.
Câu chuyện xoay quanh nhân vật Thiều - một học sinh lớp 7 sống ở vùng quê nghèo cùng với người em trai tên tường, là một cậu bé dễ thương, hiền lành, rất yêu mến anh trai và rất thích chơi đùa cùng các loài động vật, lại say mê những câu chuyện cổ tích, đặc biệt là Cóc Tía. Thiều lại là một người hướng ngoại, tinh quái, nhiều lần khiến em mình chịu những tai họa nhưng lại rất thương em. Về gần cuối câu chuyện Thiều thích một cô gái cùng lớp nhưng lại lớn hơn mình một tuổi tên là Mận. Mận xinh xắn lại ngây thơ nhưng lại học không được tốt do chăm sóc người cha mắc bệnh phong bị mẹ giam trên gác nhà. Lại một nhân vật khác tên Đàn, chú Đàn là em trai của ba Thiều, bị mất một cánh tay do tai nạn nhưng vẫn yêu đời và thường kể chuyện cho hai anh em Thiều, Tường nghe. Nỗi muộn phiền duy nhất do ở chuyện tình trắc trở do cánh tay cụt gây ra. Chú đang yêu chị Vinh – một cô gái cùng xóm, lại là con gái thầy chủ nhiệm lớp Thiều, người thầy mà lúc nào Thiều cũng sợ chết khiếp. Nhiều chuyện liên tiếp xảy ra. Phải kể đến chính là khi căn gác nhà Mận bị bốc cháy. Mận suy sụp hoàn toàn bởi chịu cú sốc lớn gia đình Thiều đã giúp đỡ Mận trong lúc khó khăn nhất và đưa cô bé về ở chung với mình. Về sau, và sau khi chú Đàn và chị Vinh cùng dắt nhau bỏ trốn vì không nhận được sự chấp thuận của hai gia đình cùng với những tai họa khác nhau mà Thiều đã gây ra cho Tường. Mận lại được mẹ đón đi tìm cha và Thiều lại tận tình chăm sóc cho Tường sau những rủi ro mà chính Thiều gây ra cho em. Một hôm, Thiều mừng rỡ khi hay tin em mình tỉnh dậy, và được nghe em kể chuyện về nàng công chúa. Nàng công chúa ấy là Nhi – con một người mổ lợn trong làng. Người làng lầm tưởng Nhi đã chết sau vụ tai nạn ba năm trước nhưng đã có vấn đề về thần kinh. Sự nôn nóng muốn gặp Nhi càng làm cho Tường quyết tâm tập đi lại. Một ngày nọ hai anh em nhìn thấy Nhi đang bị đám trẻ trong làng bắt nạt, Tường đã dùng hết sức bằng chính đôi chân mình để bảo vệ Nhi. Kì diệu thay, nghĩa cử này lại giúp cô bé nhớ ra mọi chuyện và trở lại bình thường. Ngoài ra câu chuyện còn xuất hiện các nhân vật khác như ba của Thiều, thầy chủ nhiệm, thằng Sơn, bạn Xin, Sơn... Họ đều giúp ta mở ra chân trời mới và biết yêu thương nhau, biết trân trọng tuổi thơ của mình nhiều hơn.
Ta bắt gặp thấy trong “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” là một thế giới đầy bất ngờ và thú vị, non trẻ với những suy ngẫm giản dị thôi nhưng vẫn giản dị đến lạ. Giúp ta soi mình trong đó một chút của bản thân khờ khạo. Một chút ký ức về tuổi thơ tươi đẹp, có thể là những lần bóng mát của hai anh em, có thể là cái tình yêu trẻ con của Thiều và mận... thật rất ngây thơ, khờ khạo.
Tôi thấy mình của ngày hôm qua trong từng trang sách. Tôi thấy cánh diều nhỏ bay giữa trời, thấy mình ngỗ ngịch, hơn thua, tôi thèm viết một bức thư tay ngày ấy, thèm một buổi chiều hóng gió sau bãi đất đầy hoa vàng, đỏ, xanh,...tôi thấy sự nhọc nhằn của ba, thấy lo toan của mẹ, con người trên đất nước này đã được bước qua khổ đau như thế nào,...tuổi thơ mình đẹp biết bao sau khi khép lại quyển sách thấy lòng mình nhẹ tênh, thấy yêu thương mình và cả những tuổi thơ đầy màu sắc.
Có thể xem quyển sách “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” là một chiếc máy bay về tuổi thơ, mỗi một mẩu chuyện nhỏ là một toa tàu, mỗi một toa tàu là những màu sắc thú vị khác nhau, có người sẽ bật cười, có người sẽ rưng lệ. Với người trẻ có thể đó là hình bóng của mình, nhưng với người lớn, câu chuyện cũng có thể là nỗi ăn năn về tuổi thơ, những hoài bão cao đẹp. Nguyễn Nhật Ánh đã dùng sự chiêm nghiệm cả cuộc đời để viết nên quyển truyện dài tuyệt vời đến thế, còn bạn? Liệu bạn có muốn viết cho mình một cuốn sách về cuộc đời đầy màu sắc ấy không?
Tại lễ trao thưởng văn học ASEAN tại Thái Lan, Nguyễn Nhật Ánh đã nói: “Mỗi dân tộc đều có treo một quả chuông trước của sổ tâm hồn của mình. Nhà văn có sứ mệnh phải rung nói bằng văn chương. Và thế, tôi thấy mình ở trên cỏ xanh”, đúng thế, Nguyễn Nhật Ánh đã rung lên chạm đếm tuổi thơ đầy màu sắc của độc giả, để khi con tàu Nguyễn Nhật Ánh về tuổi thơ một lòng, người ta khó lòng bỏ qua một tấm vé cùng ông lên chuyến tàu.