Việc học, đọc sách, hiểu rõ lịch sử là rất cần thiết, nhất là khi thời lượng dành cho môn lịch sử, ở trường phổ thông còn quá ít. Vì là người yêu thích lịch sử từ nhỏ. Nên tôi đã chọn xem và viết cảm nhận về quyển sách “Việt Nam biên niên sử” do nhà xuất bản Hà Nội đã xuất bản vào quý III năm 2009 thì tác giả, nhà văn, nhà thơ Đặng Duy Phúc đã rất dày công và khéo léo chọn lọc không dưới 66 tư liệu về lịch sử trong và ngoài nước để cho ra đời quyển sách “Việt Nam biên niên sử” dày trên dưới 400 trang. Để giúp bạn đọc trong và ngoài nước, đặc biệt là giới trẻ Việt Nam chúng ta có được một cái nhìn tổng quát về bề dày lịch sử hơn 4.000 năm xây dựng và giữ gìn non sông bờ cõi nước nhà.
Trải qua bề dài lịch sử hơn 4.000 năm đất nước ta đã có rất nhiều biến cố trải qua ít nhất là 23 lần thay triều đổi đại đã thay đổi 21 đời chúa và ít nhất 90 đời vua. Tính đến thời điểm ngày 30/08/1945 tại Huế trước ngọ môn vua Bảo Đại đã đọc lời thoái vị và giao ấn kiếm cho phái đoàn chính phủ Việt Nam lâm thời. Xem quyển sách “Việt Nam biên niên sử” này, có thể giúp ta nhận thấy, cho dù hơn 4000 năm lịch sử, trải qua bao nhiêu biến cố. Đất nước và con người Việt Nam ta cho dù vào thời đại nào cũng luôn luôn có những con người yêu nước một lòng muốn giữ gìn trọn vẹn lãnh thổ chủ quyền non sông bờ cõi và nền độc lập nước nhà.
Lấy ví dụ: Vào thời Bắc thuộc lần thứ I: thì đã có 2 vị Trưng Nữ Vương là Trưng Trắc và Trưng Nhị, nổi dậy vào năm 40 SCN. Thời Bắc thuộc lần thứ II thì có các vị như: Khu Liêm đã nổi dậy vào năm 137 và năm 178 thì có Lương Long. Đáng nói là vào năm 248 là Bà Triệu. Thị Trinh (tục gọi là Nhị Kiều Tướng Quân) đều là những nhân sĩ yêu nước nổi dậy để chống giặc ngoại xâm giữ gìn non sông bờ cõi, vào thời Bắc thuộc lần thứ III thì có những vị như là: Mai Thúc Loan (tục gọi là Mai Hắc Đế) và Phùng Hưng vào năm 728. Sau này vào các thời như: Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần cũng đều có rất nhiều nhân sĩ yêu nước, vào thời Minh thuộc. Đất nước ta đã có “Bình Định Vương” Lê Lợi cùng 18 vị chiến hữu đã đứng dậy, xây dựng cuộc khởi nghĩa Lam Sơn vào năm 1416.
Về sau này vào thời Pháp thuộc thì Phan bội Châu, Phan Chu Trinh, Hoàng Hoa Thám, Phan Đình Phùng...
Đáng để chúng ta nhớ nhất là vào tháng 6 năm 1911 tại Bến Nhà Rồng, Sai Gòn đã có một vị nhân sĩ yêu nước là ông Nguyễn Tất Thành. Bí danh Văn Ba, đã lên tàu buôn của hãng vận tải (Amiral Latauche TreVille) của Pháp để làm phụ bếp sang Pháp và các nước Châu Âu, Châu Phi, Châu Mĩ nhằm tìm đường cứu nước, để sau này dất nước và con người Việt Nam ta vinh hạnh có được Chủ tịch Hồ Chí Minh, một vị lãnh tụ vị đại của con người Việt Nam, một vĩ nhân kiệt xuất của Thế Giới đã đưa đất nước và con người Việt Nam ta có được một nền độc lập tự do như ngày hôm nay. Sau khi tổng kết lại thì dù có vào thời đại nào đi chăng nữa, thì dất nước Việt Nam ta luôn có những con người tài giỏi và giàu lòng yêu nước vô bờ bến. Luôn quyết tâm giữ gìn trọn vẹn lãnh thổ và chủ quyền non sông nước Việt Nam cùng nền độc lập tự do muôn đời.
Sau khi xem xong quyển sách này, bản thân người đọc như tôi đã rút ra được nhiều bài học rất lớn từ bao đời ông cha ta để lại qua bề dày 4.000 năm lịch sử, là cho dù ta đang ở đâu, làm gì, nếu là người Việt Nam đã sinh ra và lớn lên vào thời đại hòa bình này thì phải học tập và ghi nhớ những công lao to lớn của ông cha ta. Và các bậc tiền nhân đi trước đã bỏ biết bao nhiêu là công sức và xương máu đã đổ xuống mãnh đất này, nơi chúng ta đang sinh sống để cho con cháu đời sau như chúng ta hưởng được một nền hòa bình độc lập âm no như là hôm nay.
Cho nên vào thời bình này, chúng ta hãy bắt đầu ngay một việc gì đó cho dù là nhỏ nhất, nhưng miễn sau gọi là có ích cho xã hội Đảng và nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Để tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ông cha ta và các bậc tiền nhân đi trước đã cùng Đảng và nhà nước Việt Nam đã hy sinh cao cả để cho chúng ta hưởng được cuộc sống đầy đủ, ấm no và hạnh phúc như bây giờ.
Là người Việt Nam và những người thích đọc sách không phân biệt tầng lớp hay là thành phần nào trong xã hội, cho dù chúng ta, bạn và tôi đều là những phạm nhân đang chấp hành án vì đã lỡ vi phạm pháp luật. Nhưng theo tôi nghĩ: về việc đọc sách nói chung và sách lịch sử nói riêng đều rất có ích cho anh em phạm nhân chúng ta. Để anh em phạm nhân có thể hiểu biết ít nhiều kinh nghiệm kiến thức và tích lũy vốn sống, để cho anh em phạm nhân chúng ta để cho sau này trở về xã hội có thể xóa bỏ quá khứ, lỗi lầm để làm những việc có ích cho bản thân, gia đình và xã hội...
Sau cùng tôi xin nhắc lại lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người lãnh tụ vĩ đại, vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam chúng ta đã từng dạy “Dân ta phải biết sử ta”. Là con cháu như chúng ta, nhất là vào thời đại 4.0 nay khi xã hội ngày càng phát triển, trình độ khoa học công nghệ ngày càng tiên tiến, khi mà việc đọc sách đã dần bị lãng quên và không còn ai nhớ đã học được nhưng giá trị mà việc đọc sách mang lại, thì việc đọc sách, chúng ta cần phải quan tâm nhiều hơn. Để ngày càng nhiều người hơn, biết được lợi ích và giá trị mà việc đọc sách đã mang lại cho mỗi chúng ta.