Năm 1929, Bác Hồ ở Xiêm lấy tên Thầu Chín (có nghĩa là ông già tên Chín).
Trong một chuyến đi công tác tại vùng đông bắc nước này, Bác cùng đồng chí Tài nghỉ lại trên bờ sông Mê Kông. Trời đã về chiều, hai bác cháu cùng xuống sông tắm mát. Tắm xong, Bác hay ngồi trên bờ vẻ tư lự. Chừng như Bác có ý định làm một việc gì đó, to lớn hay cần thiết mà chưa có điều kiện thực hiện được.
Bác bảo đồng chí Tài lấy giấy bút ghi mấy vần thơ:
"Sông núi u sầu, cảnh tịch liêu,
Khen ai khéo vẽ bức tranh chiều.
Chim tìm tổ cũ lơ thơ liệng,
Dế nấp hang sâu ríu rít kêu...
Chóp núi lập lòe vầng ai lặn
Sườn non - lấp ló bống trăng treo.
Trông về cố quốc lòng ngao ngấn
Một đóa lan cù gió hắt hiu".
Đồng chí Tài đọc lại để Bác nghe, Bác hỏi:
- Chú "thấy" thế nào?
Đồng chí Tài, vốn là cựu pháo thủ, "thẳng nòng súng" chê:
- Bài này của ai làm mà bi hoài thế!
Bác chỉ im lặng...
(Trích "Bác Hồ viên ngọc quý của mọi thời đại". Sách hiện đang sẵn sàng phục vụ tại Thư viện tỉnh Đồng Tháp. Phòng đọc: KAVL17.8376, Phòng mượn: MEVV16.5052 - 5053)