Năm 1945, vừa mới giành được chính quyền, Hồ Chủ tịch đã ra sắc lệnh thành lập ủy ban cải cách giáo dục. Chủ tịch nước đã mời các vị Nguyễn Văn Huyên (sau này là Bộ trưởng Bộ Giáo dục), Ngụy Như Kon Turn (Giáo sư, Hiệu trưởng trường đại học), Hồ Hữu Tường, Vũ Đình Hòe... vào "chân" ủy viên.
Trong một phiên họp Ủy ban, cụ Chủ tịch dặn:
- Các bậc học nên thành một hệ thống chung. Nhà nước ta là Nhà nước của dân, phải lo sao để toàn dân, trước hết là người lao động nghèo được quyền học hành. Phải cấp học bổng cho học sinh nghèo. Từ cấp trung học nên hướng cho học sinh học theo chuyên nghiệp hoặc phổ thông (nay ta gọi là cơ bản), sớm đi vào các cấp chuyên ban...
Dù đã được "mách nước" như vậy nhưng ngành Giáo dục vẫn lúng túng, chưa tìm được lối đi. Hơn chục năm sau, qua báo chí, sau khi trực tiếp nghe báo cáo, đi thăm và kiểm tra một số trường, Bác mời Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên đến gặp.
Bộ trưởng kể:
- Bữa ấy tôi được ông Cụ "phết" cho một roi điếng người. Cụ bảo: Dạy học như các chú thì chỉ tạo ra những cái hòm sách, những cái bồ sách mà thôi!
(Theo Vũ Đình Hòe)
(Trích "Bác Hồ viên ngọc quý của mọi thời đại". Sách hiện đang sẵn sàng phục vụ tại Thư viện tỉnh Đồng Tháp. Phòng đọc: KAVL17.8376, Phòng mượn: MEVV16.5052 - 5053)