Địa chỉ: 05 Phạm Hữu Lầu, Phường 4, Tp Cao Lãnh, Đồng Tháp - Điện thoại: 0277.3871588
Cỡ chữ
► Tin tứcHọc tập & làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí MinhNhững mẩu chuyện Hồ Chí Minh: "Đọc lại bài hy sinh"

Những mẩu chuyện Hồ Chí Minh: "Đọc lại bài hy sinh"

Cập nhật ngày 19/12/2022
Nội dung

            Sau khi đến Quảng Châu (11/11/1925) bắt liên lạc với Bôrôđin và Chu Ân Lai, đầu năm 1925, Nguyễn Ái Quốc mở lớp huấn luyện chính trị, thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, ra báo Thanh niên, số đầu tiên ghi ngày 21 tháng 6 năm 1925. Bài "Hy sinh" trên số 65 in ở trang thứ nhất, chiếm hết diện tích cả trang. Sau khi phân tích "người ta vì hoàn cảnh, kinh nghiệm không ai giống ai, cho nên tính chất ý kiến mỗi người một khác" tác giả nhấn mạnh "làm cách mệnh mà chưa biết rõ hai chữ "hy sinh" thì dễ vì giành nhau cãi nhau mà thành ra... hỏng việc". Trong các loại "hy sinh", người viết cho rằng "làm cách mệnh phải biết cách mệnh là việc chung, nên phải lấy lòng chí công vô tư mà theo dõi công việc, lại phải biết cách mệnh tốt nhất là hy sinh, hy sinh gia đình, hy sinh tính mạng, hy sinh quyền lợi, hy sinh ý kiến". Bài báo kết luận: "Thế thì mới gọi là hy sinh, thế thì mới gọi là chân chính cách mệnh".
           Người ta thường nghĩ làm cách mệnh là phải hy sinh những việc to lớn, ít ai cho rằng "hy sinh ý kiến" lại là không dễ dàng, không phải việc nhỏ. Thực tiễn cách mạng đã chứng tỏ nếu không biết hy sinh ý kiến, cứ khăng một mực, cực đoan cho rằng ta đúng, rất dễ sinh bè phái, phân biệt, không phải là không có khả năng làm hỏng việc lớn, làm tan vỡ đội ngũ. Bản thân Nguyễn Ái Quốc trước năm 1925 đã từng có một số ý kiến "đúng trong một thời điểm sai" mà các đồng chí quốc tế chưa có điều kiện hiểu mình, thống nhất với những quan điểm của mình. Lịch sử phong trào cách mạng Việt Nam và thế giới đã chứng minh ý kiến của Nguyễn Ái Quốc là đúng. Nhung ở thời điểm sai ấy, Nguyễn Ái Quốc đã biết "hy sinh ý kiến", để lại, lùi lại, không tranh cãi nữa, và cũng để những ý kiến ấy sẽ được thực tiễn công nhận, nên đã có một cách ứng xử mềm dẻo, thích hợp.
            Trong bối cảnh của những năm 1929 - 1930, các nhà yêu nước cách mạng Việt Nam, tuy có mục đích chung là cứu nước, nhưng ý kiến lại rất khác nhau. Việc giải thích, huấn luyện, tuyên truyền, động viên, thuyết phục họ để "tạm gác ra bên ý kiến cá nhân của mình - dù sai, đúng, tức là "hy sinh ý kiến" để cùng thống nhất vào một ý kiến chung - dù chưa được hoàn hảo - là công việc quyết định, khởi đầu, cơ sở sống còn cho phong trào... Để đạt được mục đích ấy, phải có sự dung hòa, đóng góp trách nhiệm của cả hai bên.
             Và trong năm 1926, 1927, Nguyễn Ái Quốc, bằng các bài giảng trong lóp huấn luyện, bằng sách báo và nhất là bằng sự gương mẫu, đạo đức của mình đã thuyết phục được đại đa số cùng chung một ý nghĩ, một quan niệm, đi chung một con đường, sát cánh bên nhau trên cùng một con thuyền cách mệnh, vì "cách mệnh tốt nhất là hy sinh".
Bài học mà tác giả "Hy sinh" để lại cho chúng ta, chắc không phải chỉ dành cho những người yêu nước, cách mệnh những năm 1929 - 1930, mà còn cho cả hôm nay...
(Trích "Bác Hồ viên ngọc quý của mọi thời đại". Sách hiện đang sẵn sàng phục vụ tại Thư viện tỉnh Đồng Tháp. Phòng đọc: KAVL17.8376, Phòng mượn: MEVV16.5052 - 5053)

Thư viện tỉnh Đồng Tháp
Địa chỉ: 05 Phạm Hữu Lầu, Phường 4, Tp Cao Lãnh, Đồng Tháp
Điện thoại: 0277.3871588; Email: dongthaplibrary@thuviendongthap.com
Địa chỉ trang tin: http://www.thuviendongthap.vn hoặc http://www.thuviendongthap.com
Trang chủ | Liên hệ
 
Giấy phép số: 03/GP-TTĐT, cấp ngày 08/9/2020 của Sở Thông tin và Truyền thông Đồng Tháp.