Địa chỉ: 05 Phạm Hữu Lầu, Phường 4, Tp Cao Lãnh, Đồng Tháp - Điện thoại: 0277.3871588
Cỡ chữ
► Tin tứcHọc tập & làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí MinhNhững mẩu chuyện về Hồ Chí Minh: "Nguyễn Ái Quốc và khẩu hiệu "Tự do, Bình đẳng, Bác ái"

Những mẩu chuyện về Hồ Chí Minh: "Nguyễn Ái Quốc và khẩu hiệu "Tự do, Bình đẳng, Bác ái"

Cập nhật ngày 12/04/2020
Nguyễn Ái Quốc và khẩu hiệu "Tự do, Bình đẳng, Bác ái"

Năm 1923, nhà thơ Liên Xô Osip Mandelstam đã được gặp Bác Hồ (hồi đó Bác lấy tên Nguyễn Ái Quốc). Osip Mandelstam đã thuật lại cuộc gặp gỡ đó và nói lên cảm tưởng của mình đối với Bác Hồ và dân tộc Việt Nam trong một bài đăng trên báo Đốm lửa số 39, ra ngày 23-12-1923. Nhà thơ đã ghi lại câu chuyện mà Bác Hồ kể lại như sau:

“Tôi xuất thân từ một gia đình nhà Nho Việt Nam. Bên nước tôi những gia đình như thế không làm gì cả. Thanh niên thì theo học đạo Khổng. Đồng chí cũng biết đấy, đạo Khổng không phải một tôn giáo, nói đúng hơn thì đó là một môn dạy đạo đức và phép xử thế. Và xét về cơ bản thì đạo Khổng cũng thuyết giáo về “sự hòa mục trong xã hội”.

Trạc tuổi 13, lần đầu tiên tôi đã được nghe những từ Pháp: tư do, bình đẳng và bác ái. Đối với chúng tôi thì người da trắng nào cũng là người Pháp. Thế là tôi muốn làm quen với văn minh Pháp, tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những từ ấy. Nhưng trong các trường bản xứ, bọn Pháp dạy như dạy vẹt. Người ta bưng bít, không cho chúng tôi đọc sách báo, chẳng những chúng tôi không được phép đọc các nhà văn mới, mà thậm chí còn bị cấm đọc cả Rousseau và Montesquieu. Phải làm sao đây? Tôi quyết định đi ra nước ngoài. Thân phận người Việt Nam là thân phận kẻ nông nô. Chẳng những chúng tôi không được phép đi du lịch ra nước ngoài mà thậm chí đi lại trong nước cũng không được. Các đường sắt đều được xây dựng với mục đích “chiến lược”, dưới con mắt người Pháp thì người Việt Nam chúng tôi chưa đủ trí khôn để dùng đường sắt. Tôi lần mò ra tận bờ biern và thế là tôi bỏ ra nước ngoài. Năm ấy tôi 21 tuổi. Ở Pháp đang có tuyển cử. Bọn tư sản Pháp bới móc, bêu xấu nhâu thậm tệ”.

Nhà thơ Osip Mandelstam cũng nhận xét về phong thái của Bác lúc ấy:

“Trông nét mặt của đồng chí Nguyễn Ái Quốc vốn điềm đạm mà bây giờ ánh rực lên. Nước mắt lưng tròng, Nguyễn Ái Quốc nhìn sang một bên, chăm chú như người mù bỗng nhiên gặp ánh sáng”.

Và, sau đó nhà thơ cũng nhận xét về buổi được nói chuyện với Bác Hồ:

“Dân tộc Việt Nam là một dân tộc giản dị và lịch sự. Qua cử chỉ cao thượng, tiếng nói trầm lắng của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, tôi thấy được ngày mai, thấy được viễn cảnh trời yên biển lặng của tình hữu ái toàn thế giới bao la như đại dương”.
Nhà thơ Liên Xô Osip Mandelstam kể

(Theo tài liệu lưu trữ của Đài tiếng nói Việt Nam)

Trích “Thanh niên làm theo lời Bác” trang 7 - 9. Sách hiện đang sẵn sàng phục vụ bạn đọc tại Thư viện tỉnh Đồng Tháp: Phòng đọc tại chỗ: KEVV18.3925; Phòng mượn: MEVV18.7400.

Thư viện tỉnh Đồng Tháp
Địa chỉ: 05 Phạm Hữu Lầu, Phường 4, Tp Cao Lãnh, Đồng Tháp
Điện thoại: 0277.3871588; Email: dongthaplibrary@thuviendongthap.com
Địa chỉ trang tin: http://www.thuviendongthap.vn hoặc http://www.thuviendongthap.com
Trang chủ | Liên hệ
 
Giấy phép số: 03/GP-TTĐT, cấp ngày 08/9/2020 của Sở Thông tin và Truyền thông Đồng Tháp.