Địa chỉ: 05 Phạm Hữu Lầu, Phường 4, Tp Cao Lãnh, Đồng Tháp - Điện thoại: 0277.3871588
Cỡ chữ
► Tin tứcHọc tập & làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí MinhNhững mẩu chuyện về Hồ Chí Minh: "Nói chuyện tại hội nghị cán bộ phụ trách thiếu nhi toàn Miền Bắc"

Những mẩu chuyện về Hồ Chí Minh: "Nói chuyện tại hội nghị cán bộ phụ trách thiếu nhi toàn Miền Bắc"

Cập nhật ngày 17/02/2022
 Nội dung

            Công tác giáo dục thiếu niên, nhi đồng rất quan trọng, đó là nhiệm vụ đào tạo thế hệ tương lai cho Tổ quốc.
           Một cháu thiếu niên bây giờ 10 tuổi thì 7 năm sau sẽ 17 tuổi, hoặc bây giờ 15 tuổi thì lúc đó sẽ 22 tuổi. Ở Liên Xô có kế hoạch 7 năm. Sau kế hoạch 7 năm, thì thiếu niên, nhi đồng ở Liên Xô sẽ thành người trực tiếp xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Ở ta thì 7 năm sau các cháu thiếu niên sẽ thành người trực tiếp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản chứ không phải bắt đầu như ta đang làm hiện nay. Vì vậy lúc đó các cháu cần phải có tư cách, đạo đức của người xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa. Các cô các chú chính đang phụ trách đào tạo lớp người của xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa đây. Cho nên công tác của các cô các chú rất nặng nề và vẻ vang.
            Bác có được nghe báo cáo là các cháu thiếu nhi biết đoàn kết, ham học tập, ham lao động, trong sạch và thật thà (như nhặt được của rơi thì đem trả), các cháu biết yêu nước, biết ghét đế quốc, v.v. Đó là thành tích của các cô, các chú, của gia đình và nhà trường.
           Giáo dục thiếu niên, nhi đồng là trách nhiệm của các cô, các chú, của gia đình, của nhà trường, của đoàn thể, của xã hội. Trẻ em trong như tấm gương, cái tốt dễ tiếp thu, cái xấu cũng dễ tiếp thu. Nếu nhà trường dạy tốt mà gia đình dạy ngược lại, sẽ có nhũng ảnh hưởng không tốt tới trẻ em và kết quả cũng không tốt. Cho nên muốn giáo dục các cháu thành người tốt, nhà trường, đoàn thể, gia đình, xã hội đều phải kết hợp chặt chẽ với nhau.
           Các cô các chú có phần thành tích, thì cũng có trách nhiệm trước những khuyết điểm, nhược điểm của phong trào:
            - Ví dụ như ở xã, các cháu còn chưa biết giữ vệ sinh nên hay đau mắt hột, v.v...
          - Hay có nơi dạy trẻ thành ra nhũng "ông cụ non". Đối với trẻ em là phải giáo dục thế nào cho các cháu biết đoàn kết, ham học, ham làm, nhung phải làm sao cho các cháu giữ được tính chất của trẻ con. Phải làm sao cho trẻ em có kỷ luật nhung vẫn vui vẻ, hoạt bát chứ không phải là khúm núm, đặt đâu ngồi đấv.
           - Lại có các cô các chú còn cho rằng: phụ trách các cháu là không vẻ vang, không có tiền đồ. Như thế là không đứng. Bất kỳ làm công việc gì có ích cho nhân dân, cho Tổ quôc đều là vẻ vang, đều có tiền đổ cả.
Các cô, các chú làm tròn được nhiệm vụ săn sóc, giáo dục các cháu, thành lớp người tốt của xã hội tương lai, là rất vẻ vang. Không phải cứ được đăng báo hay có huân chương mới là vẻ vang.
          - Phải giáo dục cho các cháu đạo đức cộng sản, biết yêu nước, yêu đồng bào, yêu lao động, yêu kỷ luật, v.v... Khi giáo dục phải thiết thực không được làm cho các cháu thành những "con vẹt", làm sao cho các cháu khi chơi là được học, mà trong khi học vui vẻ như được chơi.
         Trẻ em hay bắt chước, cho nên thầy giáo, cán bộ phụ trách, v.v. phải gương mẫu từ lời nói đến việc làm. Nếu các cô các chú bảo: "Các em phải siêng làm" nhưng các cô các chú lại đi ngủ, hoặc dạy "các em phải thật thà", nhưng các cô các chú lại nói sai, hay bảo "các em phải giữ vệ sinh chung", nhưng các cô các chú bẩn, như thế là không được.
          Dạy các cháu thì nói với các cháu chỉ là một phần, cái chính là phải cho các cháu nhìn thấy, cho nên những tấm gương thực tế là rất quan trọng. Muốn dạy cho trẻ em thành người tốt thì trước hết các cô, các chú phải là người tốt.
          Bác chúc các cô, các chú họp hội nghị có kết quả và khi về địa phương nói lại với các cháu và gia đình các cháu là Bác Hồ gửi lời hỏi thăm.
Nói ngày 19-2-1959.
Sách Giáo dục thiếu nhi thành những người có tư cách
đạo đức cộng sản chủ nghĩa,

Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1959, tr.3-5.
(Sđd. Tập 9, tr.338-340)
(Trích "Chuyện kể Bác Hồ với nhà giáo". Sách hiện đang sẵn sàng phục vụ tại Thư viện tỉnh Đồng Tháp. Phòng đọc: KEVV18.3661,   Phòng mượn: MEVV18.7131 - 7132)

Thư viện tỉnh Đồng Tháp
Địa chỉ: 05 Phạm Hữu Lầu, Phường 4, Tp Cao Lãnh, Đồng Tháp
Điện thoại: 0277.3871588; Email: dongthaplibrary@thuviendongthap.com
Địa chỉ trang tin: http://www.thuviendongthap.vn hoặc http://www.thuviendongthap.com
Trang chủ | Liên hệ
 
Giấy phép số: 03/GP-TTĐT, cấp ngày 08/9/2020 của Sở Thông tin và Truyền thông Đồng Tháp.