Page 357 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 357
344 Đồng Tháp Mười
2. Quá trình khai thác Đồng Tháp Mười trong mấy thế kỷ
qua chỉ mới có thể đưa con người đến quần cư và canh tác
nông nghiệp trên các dăi đất rìa tương đối cao chung quanh
“Đồng Cỏ Lác” này. Các nỗ lực dấn bước vào khai khẩn
vùng đất phèn trũng bên trong đều bị thất bại. Vì vậy, sau
bao nhiêu kinh nghiệm đắt giá, người ta đã phải dừng lại ở
mức giới hạn bất đắc dĩ của sự phát triển : khai thác Đồng
Tháp Mười theo kiểu kinh tế tự nhiên kết hợp với phương
thức thích nehi cây trồng nhờ giống lúa nổi. Qua nhiều thời
kỳ lịch sử, cho đến giữa thập niên bảy mươi, Đồng Tháp
Mười rút cục vẫn chủ yếu là một lâm - ngư trường, - một
vùng để khai thác cá đồng và hái lượm, săn bắt các sản vật
rừng tự nhiên. Trong vùng bồn trũng, việc định cư và quần
cư gặp phải những trở ngại thiên nhiên chưa thể khắc phục
được. Vì vậy, cho đến giữa thế kỷ XX, trên các vùng sâu
của Đồng Tháp Mười, có thể nói con người vẫn sinh sống
theo mô thức “du canh - vô định cư”. Câu ca dao dưới đây
có lẽ dành để đặc tả lôi sông đó :
Trời xanh, kênh đỏ, đất xanh
Đỉa bu, muỗi cắn làm anh nhớ nàng
Bao giờ cho lúa chín vàng
Cắt rồi anh trở về làng thăm em
3. Sau năm 1975, công cuộc khai khẩn Đồng Tháp Mười
nhằm mục đích nông nghiệp và các mục tiêu kinh tế-xã hội
cũng liên tục gặp những khó khăn trở ngại và không ít thất
bại. Cho đến khoảng những năm 1987 - 1988, các dự án
khai hoang, di dân xây dựng vùng kinh tế mới ở Đồng Tháp