Page 114 - ke chuyen cu pho bang nguyen sinh sac
P. 114

K ể chuyện cụ Phó bảng NGUYỄN SINH SẮC


                            Vào khoảng tháng 9.1926, trước khi rời  Sài  Gòn,
                        bí  mật sang Quảng Châu dự lớp huấn luyện của Hội
                        Việt  Nam  Cách  mạng  Thanh  niên  do  Nguyễn  Ái
                        Quốc tổ chức và trực tiếp giảng dạy, Lê Mạnh Trinh
                        đến chào tạm  biệt cụ  Sắc.  Cụ  đã nhờ Lê  Mạnh Trinh
                        chuyển  lời  căn  dặn Nguyễn Ái  Quốc:  "Cháu  ra đi  cô"
                        gắng.  Bác nghe nói  Quốc đang ở Quảng Châu.  Cháu
                        gặp  thì  nói  bác  vẫn  khoẻ,  dừng  lo,  cứ  cố gắng làm
                        việc... Trung với nước tức là hiếu với bác"1.
                            Lời  nhắn  gửi  cho  con  trai,  bây  giờ  đã  là  người
                        lãnh đạo cách mạng Việt Nam vừa thân thương, vừa
                        là  lời  dạy  bảo  về  lòng  hiếu  thảo  theo  một  quan
                        niệm  mới:  không  phải  "Trung  quân,  ái  quôV’  mà
                        "Trung với nước, hiếu với dân".
                            Những năm  1927 -  1929, cụ sắc đi đến nhiều nci ở
                        Tây  Nam  Bộ.  Dường  như nơi  nào  cụ  đặt  chân  tới  thì
                        phong trào  yêu  nước  chống Pháp  lại  bùng nổ  và  phát
                        triển manh mẽ. Cuối năm  1927 ở Cao Lãnh, nơi cụ Sắc
                        thường lui  tới  đã  thành  lập  một tổ  của Hội Việt Nam
                        Cách  mạng  Thanh  niên.  Càn  nhà  nơi  cụ  sắc  ở  trước
                        đây đã  mục  nát, được cất lại  làm tiệm cắt tóc,  song  là
                        một cơ sở của tổ Việt Nam Cách mạng Thanh niên2.

                            Tháng 8.1927, khi đang ở chùa Linh Sơn, Sài Gòn,
                        cụ  Sắc  bị  ốm  nặng,  có  con  gái  Nguyễn  Thị  Thanh,


                         1.  Trích  cuốn  Bác Hồ  (Hồi  ký),  Nxb  Văn  học,  Hà  Nội,  I960,  tr.
                           89  -  90.
                        2.  Nguyễn  Đắc  Hiền  (chủ  biên):  Cụ  Phó  bảng  Nguyễn  Sình
                           Sắc,  sđd,  tr.  162.
                       !J14
   109   110   111   112   113   114   115   116   117   118   119