Page 185 - ke chuyen cu pho bang nguyen sinh sac
P. 185
Phụ lục
cơm cháo Hứa Hành, muối dưa Phạm Trọng, chuyên tâm vào
việc lớn, nghiệp vụ càng thêm tinh. Vậy nên văn bài tuy súc
tích dồi dào mà cửa nhà thì thanh bạch. Vì lo lắng phận nghèo
nên trời chuốt ngọc lành. Giấc mộng bướm vừa tinh ở nơi Sơ
viện thì khúc cầm huyên bị cảm kích buổi trung niên. Ôm ấp
mỗi tình chung, ngược xuôi mỏi sức. Chắc hẳn vì có duyên kỳ
ngộ thì phải thử thách qua cảnh ngộ éo le, nên giao lòng phải
đợi ngày bay nhảy. Tuy rằng có châu tài văn học vẫn không
lưu ý được việc làm văn mà xui nên điều xấu gàn quái, đến nỗi
ngon lửa phũ phàng làm cho búp ngô đồng phải héo hắt chờ
đợi cho qua thu. Mặc dù núi kia cố ý thổi hơi lạnh về, song
cành mai vẫn ngẩng đầu trổ sớm. Đât nhị giáp tên nêu chói lọi.
Vượt ba trường nghiệp cũ lại bừhg soi, làm cho khích lệ lòng
người trong vận hội văn chương đang thịnh này. Đó là điều tốt
đáng mừng, rồi ra công trạng của các bậc nho giả sẽ thi thố ở
chốn hương đảng triều đình cũng sẽ có nhiều hứa hẹn từ đây.
Vậy xin giải tỏ mấy lời quê kệch để ghi nhớ nỗi mừng
đốt với người mặc áo gấm về làng.
Năm Tân Sửu đời Thành Thái thứ 13
Soạn giả Vương Thúc Quý1
(chép theo bản lưu ở khu di tích Kim Liên).
1. Vương Thúc Quý là con trai của lãnh tụ cần Vương Vương Thúc
Mậu ỏ Nghệ An. Cụ Quý sinh ngày 20 tháng 10 năm Nhâm Tuâ-t,
đậu Cử nhân khoa Tân Mão (1891), là một ưong tứ hổ của huyện
Nam Đàn (Sắc, San, Lương, Quý). Cụ Quý là thầy học vỡ lòng cùa
Nguyễn Sinh Cung (Hồ Chí Minh). Sau khi cụ Vương Thúc Mậu từ
trần, cụ Quý tiếp tục sự nghiệp của cha, được phong Đốc biện quân
vụ. Cụ là bạn thân của các cụ Nguyễn Sinh sắc, Phan Bội Châu. Cu ề
Quý mất ngày 10 tháng 6 năm Đinh Mùi (19.7.1907).