Page 351 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 351

Nghiên cửu phái triển                               337


                 nhị, -  tuy nhiên những đề nghị này cho thấy một nhu cầu có
                 thực  và  bức  thiết  trong  đời  sống  văn  hóa-tinh  thần  của
                 người di dân.
                     Trong  vấn  đề  này,  chúng  ta  thấy  có  một  mô  hình  “tái
                 định  CƯ văn  hóa”  rất  lý  thú  và  có  những  ý  nghĩa  tích  cực
                 của  cộng  đồng  di  dân  Khánh  Hưng.  Chúng  ta  biết  rằng,
                 nếu tính từ sau năm  1975, những người di dân sớm nhất và
                 đông nhất  vào  vùng đất  này  là  người  dân  thuộc  xã  Khánh
                 Hậu  (tỉnh  Long  An).  Những  người  di  dân  này  vào  Đồng
                 Tháp  Mười  được  cả  cộng  đồng  gốc  của  họ  gọi  là  những
                 người đi  xây dựng “cơ sở 2” cho cộng đồng.  Ớ  đây  có  thể
                 thực  chất  không  có  gì  khác  với  những  người  di  dân  khác,
                 nhưns  trên  danh  nghĩa  và  trong  tâm  lý,  người  đi  xây  dựng
                 “cơ sở 2” không cảm thấy mình bị cắt lìa ra khỏi cộng đồng
                 gốc.  Điều  này  có  ý  nghĩa  tinh thần  hết  sức  to lớn, nhất  là
                 trong  bối  cảnh  tâm  lý  cộng  đồng  truyền  thống  của  nông
                 thôn  Việt  Nam,  vốn  có  nhiều  định  kiến  và  mặc  cảm  với
                 những người “tha phương cầu thực”.

                     Ở  một  khía  cạnh  khác,  trong  cách  đặt  tên  cộng  đồng
                 mới  cũng  hàm  chứa  yếu  tô' tâm  lý,  thể  hiện  một  ý  hướng
                 “tái  định  cư  văn  hóa”.  Tên  gọi  cộng  đồng  Khánh  Hưng
                 hiện  nay  là  địa  danh  ghép  từ  tên  côn»  đồng  sôc  “Khánh
                 Hậu” của những người  di  dân,  với  tên vốn cổ  từ trước  của
                địa phương “Hưng Điền”, nơi khai hoang lập nghiệp.  Cách
                đặt tên cộng đồng như vậy tạo nên cảm giác gần gũi,  thân
                thiết  và  vì  vậy  người  di  dân  cảm  thấy  bớt  đi  tâm  trạng  và
                mặc cảm sống trên xứ lạ quê người.

                     Sau mấy năm đầu ổn định cuộc sống tại  “cơ sở 2”,  đến
                năm  1994 những người di dân gốc Khánh Hậu cùng góp sức
   346   347   348   349   350   351   352   353   354   355   356