Page 350 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 350
336 Đồng Tháp Mười
bàn thờ ông bà hoặc / và bàn thờ tôn giáo, tín ngưỡng tại
cộng đồng mới; trong khi tỷ lệ nàv ở các hộ thuộc nhóm 2
chỉ là 31,2%. Như vậy, các gia đình “một cảnh hai quê”
thường chọn ngôi nhà ở quê cũ làm nơi thờ phụng. Và mặt
khác, các hộ di dân toàn bộ vào cộng đồng mới hình như có
tâm lý muốn xác lập sự tái định cư của mình thông qua việc
tái lập các loại hình thờ phụng. Trong một chừng mực nào
đó, điều này cho thấy việc tái lập sự thờ phụng là một trong
những “thước đo” mức độ ổn định của quá trình tái định cư,
hay ít nhất cũng là một trong những biểu hiện của ý hướng
định cư tại cộng đồng mới.
Điều vừa nói trên có thể đưa chúng ta đến nhận định
rằng, quá trình tái lập sự thờ phụng là một bộ phận hừu cơ
trong quá trình tái định cư của những người di dân. Và hơn
thế nữa, rất có thể việc tái lập sự thờ phụng tại nơi cư trú
mới là một trong những yếu tô" quan trọng bảo đảm cho sự
ổn định tâm lý - tinh thần của người di dân.
Vẩn đề thờ phụng tôn giáo, tín ngưỡng tại nhà, - ở tại
cộng đồng mới, - lại có mối liên hệ tất yếu đến vấn đề về
nhu cầu đi lễ, hành lễ tại đình, chùa hoặc nhà thờ. Trong số
263 hộ theo tôn giáo hoặc / và tín ngưỡng, có 112 hộ
(42,6%) cho biết rằng họ rất ít hoặc chỉ thỉnh thoảng mới đi
lễ, vì mỗi lần đi rất xa xôi cách trở. Ớ các địa phương này
không có địa điểm hành lễ, - chỉ riêng xã Tân Công Sính
có một nhà thờ Thiên chúa giáo được xây dựng từ trước
năm 1975. Chính vì vậy, trong khi nêu ý kiến về các công
trình cần ưu tiên cho việc phát triển cộng đồng, có 16 vị chủ
hộ đề nghị nên xây dựng chùa, nhà thờ. số lượng ý kiến
này không nhiều, - có lẽ vì đụng cập tới một vân đề khá tế