Page 19 - nam bo xua va nay
P. 19

Năm  1832, toàn miền Nam chia ra 6 tỉnh.

          Năm  1834, gọi Nam Kỳ  là lục tỉnh:  Biên Hòa, Phiên An (từ
     1836 cải thành Gia Định), Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà
    Tiên.
          Năm  1837,  huyện  Bình  An  chia ra 2  huyện:  Bình An  (Thủ
    Dầu  Một) và Ngãi  An (Thủ  Đức).  Năm  1841, huyện Bình Dương
    chia ra 2 huyện:  Bình Dương (Sài Gòn) và Bình Long (Hóc Môn,
    Củ Chi).
          Năm  1859, Pháp đánh chiếm Gia Định. Sau khi kháng chiến
    thất bại, Huế phải ký hiệp ước  1862 nhượng cho Pháp 3 tỉnh Biên
    Hòa, Gia định, Định Tường. Năm  1867,  Pháp cưỡng chiếm nốt 3
    tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên; rồi chia lục tỉnh cũ ra 20 tỉnh
    mới.
          Pháp chia cắt lại địa phận và đặt tên cho các tỉnh mới lập (lúc
    đầu gọi là địa hạt, aưondissement). Pháp bỏ các mỹ danh hành chính
    cũ và dùng các tục danh nghe vừa thô vừa lạ tai, như các tỉnh Chợ
    Lớn,  Gò  Công,  Bà  Rịa,  Bến  Tre,  Sa  Đéc,  Sóc  Trăng,  Bạc  Liêu,
    Rạch Giá...Lâu lắm rồi mới quen tai được!
          Dưới thời Pháp thống trị, đại khái hai bên bờ sông Sài Gòn là
    2  tỉnh  Gia  Định  và Thủ  Dầu  Một.  Tỉnh  Gia  Định  nằm  trên  hữu
    ngạn, gồm thêm quận Thủ Đức nằm bên tả ngạn (nguyên là huyện
    Ngãi An thuộc tỉnh Biên Hòa). Tỉnh Thủ Dầu Một tựu trung nằm
    trên tả ngạn và trên địa phận huyện Bình An cộng vói địa bàn tổng
    Dương Hòa Hạ (tức xứ Dầu Tiếng, nguyên thuộc Bình Dương, phủ
    Tân Bình, Tỉnh Gia Định).
          Không kể 2 huyện Bình Long (1841) và Ngãi An (1837) sinh
     sau  đẻ  muộn,  chỉ  tồn  tại  một  thời  gian  ngắn,  thì  hai  huyện  Bình


                                                                  21
   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24