Page 18 - nam bo xua va nay
P. 18

N       ăm  1968, Thống suất Nguyễn Hữu Kính (cữ tên đọc là Cảnh)
                                được cử vào Nam kinh lý, lập phủ Gia Định gồm 2 huyện:
                                Phước Long (kể từ tả ngạn sông Sài Gòn ra bờ biển  Đông)
                        và Tân Bình (kể từ hữu ngạn sông Sài Gòn tới sông Vàm cỏ Đông).
                              Năm  1808, Phước Long được đổi thành phủ gồm 4 huyện: Bình
                        An, Phước Chánh, Long Thành, Phước An; Tân Bình cũng thành phủ
                        gồm 4 huyện: Bình Dương, Tân Long, Thuận An, Phước Lộc.

                              Phủ Phước Long là địa bàn của dinh Trấn Biên sau đổi ra tỉnh
                        Biên Hòa. Phủ Tân Bình là địa bàn của dinh Phiên Trấn sau đổi ra
                        tỉnh Gia Định.

                             Ớ buổi đầu khi mới khai hoang lập ấp, qui chế hành chính còn
                        lỏng  lẻo,  “người  hai  huyện”  được  phép  sinh  sống  làm  ăn  xen  kẽ
                        nhau.  Như người  huyện Phước Long có thể sang lập nghiệp trong
                        huyện Tân Bình, vì thế trong huyện Tân  Bình có tổng Phước Lộc.
                        Và người huyện Tân Bình sang lập nghiệp bên huyện Phước Long,
                        vì thế trong huyện Phước Long có tổng Bình An.  Sau này,  Phước
                       Lộc và Bình An thành huyện.

                             Huyện Bình An và huyện Bình Dưong tuy thuộc hai tỉnh khác
                       nhau, nhưng cùng ở hai bên bờ sông Sài Gòn (xưa gọi là sông Tân
                       Bình) nên có nhiều mối quan hệ thân thiết và họ hàng. Chỉ cần qua
                       một khúc đò ngang là trao đổi hàng hóa và giao lưu  văn hóa được
                       ngay. Hai bên còn gần nhau hơn nữa:  về phía bắc huyện Bình An,
                       xứ Dầu Tiếng ở ngay tả ngạn sông Sài Gòn kể từ rạch Thị Tính tới
                       biên giới Campuchia, đương thời thuộc địa phận huyện Bình Dương.
                       Đó là địa phận tổng Dương Hòa Hạ,  một trong sáu tổng của huyện
                       Bình  Dương  (Dương  Hòa  Hạ,  Dương  Hòa  Thượng,  Dương  Hòa
                       Trung, Bình Trị Hạ, Bình Trị Thượng, Bình Trị Trung).



                       20
   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23