Page 169 - nguyen vinh bao nhung giai dieu cuoc doi
P. 169
bá và giảng dạỵ âm nhạc tại Việt Nam. Dần dà có sự
tham gia của người Việt trong các ban nhạc ấy. Vê'
mặt giáo dục, việc giảng dạy riêng hoặc lớp nhỏ, từ
việc học đàn, học hát thánh ca trong các nhà thờ.
Theo tạp chí Nhạc Việt, phát hành vào những
năm 1940, có rất nhiều cố gắng thành lập trường dạy
nhạc gọi là “Học viện âm nhạc”. Đây là hình thức
“qui hoạch hóa học đường” (institutionalization) mà
trước đó chưa từng có (ngoại trừ Học Bộ Đình—tức
trường dạy hát bội—của Thượng thư Đào Tấn ở Qui
Nhơn và Nghệ An, thế kỷ XIX). Các sáng kiến vào
thời đó mang nhiều yếu tố tích cực trong việc giảng
dạy âm nhạc truyền thống Việt Nam cũng như nhạc
Tây phương, thậm chí có những đề nghị rất đích
đáng về việc phân bố khoa âm nhạc dân tộc Việt
Nam làm chuẩn trước khi sinh viên bước vào các
môn học nhạc Tây phương và học nhạc Tây phương
có thể do người nước ngoài (người phương Tây cũng
như người các nước châu Á khác) và người Việt đảm
trách. Tuy nhiên, mô hình “conservatoire” chỉ chính
thức có mặt ờ Hà Nội và Sài Gòn sau chiến thắng
Điện Biên Phủ và tình hình xã hội ở hai miền Nam
Bắc ổn định.
Nhạc viện Thành phố Hổ Chí Minh có một quá
trình lịch sử rất đáng được nghiên cứu. Chứng nhân
duy nhất còn lại để chúng ta tham khảo không ai
168 I NGUYỄN THUYẾT PHONG