Page 165 - nguyen vinh bao nhung giai dieu cuoc doi
P. 165
hai bên đang chực hờ quật ngã nhau, lôi cuôn
khách mộ điệu chuộng cái lối đàn gây cấn mắc
mỏ, phập phổng hổi hộp, chẳng biết ai sẽ quật
ngã ai. Quả là “kỳ phùng địch thủ”.
Ông Mười Còn (Cẩn Đước). Vào những năm
1934-1935 tại Sài Gòn có ông Jean Tịnh,
người cao lớn chuyên đàn violon bản Tây, ông
làm việc cho đài Radio Sài Gòn, số 3 đường
Richaud (nay là Nguyễn Đình Chiểu). Tuy
chơi đàn Tây nhưng ông cũng mê cổ nhạc nền
chép 6 câu Vọng cổ nhịp 8 đàn cò để sử dụng
trên đàn violon. Quan niệm của người nhạc sĩ
Tây phương thường nghĩ rằng bản đàn chép ra
được tức là đàn được nhưng mà họ quên rằng
nhạc Việt Nam thuộc nhạc đơn điệu (essence
monodique) theo truyền thống mỗi nốt đàn đều
được tô điểm bằng những nhấn nhá rung m ổ
vuốt để nói lên điệu thức (mode) và hơi (air,
nuance) khóa lại của bản. Ồng Jean Tịnh nốt
nào cũng rung nghe dễ tức cười y hệt như người
Pháp nói tiếng Việt. Tuy nhiên, việc làm của
ông gợi ỷ cho một số nhạc sĩ đàn cò đầu tiền là
ông Mười Còn. Đàn violon đối với người nhạc
sỹ đàn cò là sự phối hợp của đàn cò và đàn gáo,
những kỹ thuật của đàn cò và đàn gáo có thể áp
164 I NGUYỄN THUYẾT PHONG