Page 5 - TVDT - THU MUC TRICH BAO DONG THAP - QUY 2 - 2020
P. 5

PHẦN I. GIỚI THIỆU VỀ VÙNG ĐẤT ĐỒNG

             THÁP




             I. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH



             Đồng Tháp là một trong 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, gồm hai phần nằm ở hai
             bên bờ bắc và nam sông Tiền, phía bắc giáp tỉnh Pray-veng (Campuchia), phía nam
             giáp tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ, phía tây giáp tỉnh An Giang, phía đông
             giáp tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang.

             Tháng 12 năm 1975, Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng Lao động Việt

             Nam đã ra Nghị quyết về việc điều chỉnh hợp nhất một số tỉnh ở miền Nam, trong đó
             2 tỉnh Sa Đéc và Kiến Phong được dự kiến sáp nhập. Tháng 2 năm 1976 Nghị định
             của Hội đồng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã chính
             thức đặt tên tỉnh Đồng Tháp.

             Về lịch sử, Đồng Tháp là một tỉnh có quá trình diên cách khá phức tạp.

             Đồng Tháp thời kỳ phong kiến: Đồng Tháp xưa kia nguyên nằm trong một vùng đất

             đai rộng lớn phì nhiêu do các lưu dân người Việt ở phía Bắc vào khai phá lập nghiệp
             hình thành nên các vùng dân cư. Cùng với công cuộc Nam tiến của các dòng di dân tự
             nhiên, các Chúa Nguyễn cũng dần xác lập chủ quyền và thiết đặt bộ máy cai trị tại
             đây.

             Đồng Tháp thời kỳ Pháp thuộc: Trước khi có sự can thiệp của thực dân Pháp, Nam
             Kỳ gồm có 6 tỉnh là Biên Hòa, Gia Định, Định Tường (miền Đông) và An Giang,

             Vĩnh Long, Hà Tiên (miền Tây). Năm 1862, bằng Hòa ước ký với triều đình Huế,
             thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông và bắt tay vào việc tổ chức bộ máy cai trị bằng
             cách xóa bỏ các phủ huyện cũ dưới triều Nguyễn lập thành các đơn vị hành chính mới
             gọi là Khu Thanh tra (Inspection). Năm 1867, sau khi tiếp tục chiếm 3 tỉnh miền Tây
             (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên), thực dân Pháp cũng đặt các tỉnh này dưới chế độ cai

             trị như các tỉnh miền Đông. Năm 1870, toàn bộ Nam kỳ có 25 Khu Thanh tra, đến
             năm 1871 rút xuống còn 18 khu. Trong đó địa giới tỉnh Đồng Tháp ngày nay nằm chủ
             yếu trong Khu thanh tra Sa Đéc gồm 3 huyện Vĩnh An, An Xuyên, Đông Xuyên. Năm
             1876, khu thanh tra Sa Đéc đổi thành hạt tham biện Sa Đéc thuộc khu hành chính
             Vĩnh Long – một trong 4 khu hành chính lớn của Nam Kỳ. Theo Nghị định ngày
             20/12/1899 của Toàn quyền Đông Dương kể từ ngày 01/01/1900 các khu hành chính
             tại Nam kỳ thống nhất gọi là “tỉnh” (province). Lúc này Sa Đéc là một trong 20 tỉnh

             của Nam kỳ. Năm 1913 bằng Nghị định của Toàn quyền Đông Dương tỉnh Sa Đéc

                                                                                                     Trang || 1
   1   2   3   4   5   6   7   8   9   10