Page 6 - TVDT - THU MUC TRICH BAO DONG THAP - QUY 2 - 2020
P. 6

được sáp nhập vào tỉnh Vĩnh Long đồng thời thành lập thêm quận Cao Lãnh. Năm
             1916, tỉnh Sa Đéc được chia thành 3 quận: Châu Thành (tỉnh lị), Lai Vung và Cao

             Lãnh. Năm 1924, Toàn quyền Đông Dương lại ban hành Nghị định tách tỉnh Sa Đéc
             ra khỏi tỉnh Vĩnh Long thành một tỉnh độc lập. Đồng thời nâng đồn hành chính Cao
             Lãnh thành  một  Đại  lý hành chính (Délégation administrative) vào  năm  1925. Cho
             đến tháng 8 năm 1945, địa giới hành chính tỉnh Đồng Tháp chủ yếu nằm trong tỉnh Sa
             Đéc gồm ba quận Châu Thành, Lai Vung, Cao Lãnh (phía Nam sông Tiền) và một
             phần các tỉnh Châu Đốc, Long Xuyên (phía Bắc sông Tiền).


             Đồng Tháp thời kỳ 1945 – 1975: Sau Cách mạng Tháng 8-1945, tỉnh Sa Đéc thuộc
             Chiến khu 8 miền Trung Nam Bộ. Ngày 12/9/1947, theo Chỉ thị của Ủy ban kháng
             chiến hành chính Nam Bộ thành lập tỉnh Long Châu Tiền trên cơ sở một phần các tỉnh
             Châu Đốc và Long Xuyên gồm 5 quận Tân Châu, Hồng Ngự, Chợ Mới, Châu Phú B,
             Lấp Vò. Năm 1950, tỉnh Đồng Tháp Mười được thành lập từ 29 xã của các huyện Cai
             Lậy, Cái Bè tỉnh Mỹ Tho; Cao Lãnh tỉnh Sa Đéc và Mộc Hóa tỉnh Tân An. Năm
             1951, tỉnh Long Châu Tiền sáp nhập với tỉnh Sa Đéc thành tỉnh Long Châu Sa. Tỉnh

             Long Châu Sa tồn tại cho đến năm 1954 bị xóa bỏ để khôi phục lại các tỉnh Châu
             Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc như cũ. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, đất nước tạm thời
             bị chia cắt làm hai miền lấy Vĩ tuyến 17 tại Quảng Trị làm ranh giới. Địa giới từ Vĩ
             tuyến 17 trở vào Nam thuộc quản lý của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, tỉnh Sa
             Đéc lúc này thuộc Tây Nam phần. Tháng 2 năm 1956, Chính quyền Việt Nam Cộng

             hòa thành lập tỉnh Phong Thạnh từ một phần các tỉnh Châu Đốc (quận Hồng Ngự),
             Long Xuyên (quận Phong Thạnh Thượng và tổng An Bình), Sa Đéc (quận Cao Lãnh).
             Tháng 10 năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa lại ban hành Sắc lệnh về việc
             thay đổi địa giới và tên một số tỉnh và tỉnh lị tại miền Nam Việt Nam, theo đó tỉnh Sa
             Đéc sáp nhập vào Vĩnh Long thành tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Phong Thạnh đổi tên thành
             tỉnh Kiến Phong. Năm 1966, tỉnh Sa Đéc được tái lập trên cơ sở tách ra từ tỉnh Vĩnh

             Long.

             Ngày 20/9/1975, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam
             ban hành Nghị quyết số 245-NQ/TW về việc bỏ khu, hợp tỉnh trong toàn quốc. Theo
             Nghị quyết này, dự kiến hợp nhất các tỉnh cũ thành 21 tỉnh mới trong toàn quốc, trong
             đó 3 tỉnh Long Châu Tiền, Sa Đéc, Kiến Tường được dự kiến sáp nhập thành 1 tỉnh
             mới. Tuy nhiên, sau khi cân nhắc tình hình thực tế ở miền Nam, Bộ Chính trị đã quyết

             định điều chỉnh lại việc hợp nhất một số tỉnh từ Khu 6 trở vào, trong đó tỉnh Sa Đéc
             và Kiến Phong cũ được hợp nhất. Trên cơ sở đó, tháng 2 năm 1976, bằng Nghị định
             của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, tỉnh Đồng Tháp
             chính thức được thành lập từ việc hợp nhất 2 tỉnh Sa Đéc và Kiến Phong. Năm 1976,
             khi mới thành lập tỉnh Đồng Tháp gồm 1 thị xã Sa Đéc (tỉnh lỵ) và 5 huyện Cao Lãnh,

             Tam Nông, Hồng Ngự, Lấp Vò, Châu Thành với tổng số 79 xã và 2 thị trấn. Đến năm
                                                                                                     Trang || 2
   1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11