Page 119 - chua nguyen va cac giai thoai mo dat phuong nam
P. 119
đều phải có chánh sách, thái độ tế nhị. Hầu hết các chúa
Nguyễn đều sùng đạo Phật hay ít ra củng có cảm tình, xem
Phật giáo là chỗ dựa tinh thần của chế độ hên cạnh Nho
giáo, nên chánh quyền chúa Nguyễn nào củng tạo điều kiện
cho Phật giáo phát triển.
Tiếc thay, động thái thiếu tế nhị và mềm dẻo của Chúa
Hiền Nguyễn Phước Tần làm cho thiền sư Minh Châu -
Hương Hải sợ hãi, trốn ra Đàng Ngoài lôi cuốn theo gần
50 tăng sĩ của phái thiền Trúc Lâm, làm cho sự phục hưng
của một tông phái Phật giáo mang đậm bản sắc dán tộc,
ở Đàng Trong bị gián đoạn rồi dẫn đến mai một. Chịu
trách nhiệm về hậu quả này không chỉ riêng chúa Hiền,
mà thiền sư Hương Hải củng gánh một phần không nhỏ.
Hành động bỏ trốn ra Đàng Ngoài với gần 50 tăng sĩ và
còn mang theo kinh sách, làm cho Đàng Trong lâm vào
tình trạng khan hiếm tăng sĩ Phật giáo, một lực lượng xã
hội mà chúa Nguyễn rất cần trên vùng đất mới; do đó
chúa Hiền phải dùng Thiền sư Nguyên Thiều cùng phái
Lâm Tế của Trung Quốc, thay thế phái Trúc Lâm. Đó là
những nguyền nhân chính dẫn tới sự thất truyền của phái
Trúc Lâm ở Đàng Trong sau khi phục hưng vào gần cuối
thế kỷ XVII.
So với hành động trốn ra Đàng Ngoài của Thiền sư
Hương Hải, hành động trốn vào Đồng Nai của thiền sư
Nguyên Thiều để tránh sự nghi ngờ của chúa Nguyễn,
mang tính tích cực và phù hợp với chủ trương nhập thế
120