Page 117 - chua nguyen va cac giai thoai mo dat phuong nam
P. 117
cùng với tăng sĩ mới thọ giới và cả các nhà sư thuộc phải
Trúc Lâm còn lại ở Đàng Trong. Như vậy kể từ đây, ở Đàng
Trong không còn nhà sư nào thuộc phái Trúc Lâm, tất cả
đều phải theo phái Lâm Tế.
Chúa Nghĩa rất quý trọng thiền sư Nguyên Thiều, chùa
Vĩnh Ân do thiền sư trụ trì được đổi tên thành Quốc Ân
và thiền sư còn kiêm quản chùa Thiên Mụ, nhờ thế mà
phái Lâm Tế có điều kiện phát triển mạnh ở Đàng Trong.
Năm Tân Mùi (1691), chúa Nghĩa mất; Nguyễn Phước Chu
lên thay, được tôn là Minh vương (Quốc chúa). Chúa cũng
sùng đạo Phật, nên thiền sư Nguyên Thiều tiếp tục được
trọng dụng.
Vào cuối năm Nhâm Thân (1692), người Hoa tên A Ban
cấu kết với đám quý tộc Chiêm Thành nổi dậy ở Bình
Thuận; tiếp đến năm Giáp Tuất (1694), có âm mưu nổi dậy
của chưởng cơ Thông và Tuệ (con của Thiếu sư Tôn Thất
Diễn). Tháng 9 năm Ât Hợi (1695) có cuộc nổi dậy của một
lái buôn người Hoa tên Linh (xưng là Linh vương) liên kết
với một người tên Quảng Phú ở phủ Qui Ninh (Quảng
Nam), nơi mà Nguyên Thiều hoằng hóa lâu năm trước đây.
Việc có liên quan đến thiền sư Nguyên Thiều hay không,
không thấy sử cũ ghi chép. Các cuộc nổi dậy này có một
số người Hoa tham gia; nên Minh vương bắt đầu nghi ngờ
người Hoa và giảm lòng tin đối với các nhà sư thuộc phái
Lâm Tế của Nguyên Thiều và đưa thiền sư Nguyên Thiều
ra khỏi Phú Xuân về chùa Hà Trung; đồng thời bắt đầu
118