Page 116 - chua nguyen va cac giai thoai mo dat phuong nam
P. 116
r
ở cửa biển Tư Dung để thiền sư Hương Hải hoằng hóa vào
năm 1667, có hàng ngàn quan lại, tôn thất nhà Nguyễn
thọ giáo với thiền sư. về sau, bị một số người ganh tỵ dèm
pha, cho rằng thiền sư Hương Hải có liên hệ với chúa
Trịnh, âm mưu trốn ra Đàng Ngoài, nên thiền sư bị chúa
Hiền bắt giam. Không có bằng chứng kết tội, thiền sư được
thả ra, song bị đưa vào Quảng Nam. Đến tháng 3 năm
Nhâm Tuất (1682), thiền sư Hương Hải dẫn gần 50 đệ tử
dùng thuyền trốn ra Đàng Ngoài, đem theo nhiều kinh
sách, tượng Phật và pháp khí.
Sự việc này khiến Đàng Trong lâm vào tình trạng khan
hiếm tu sĩ và làm cho chúa Nguyễn khẳng định rằng phái
Trúc Lâm theo chúa Trịnh chống lại mình, buộc chúa
Nguyễn rước thiền sư Nguyên Thiều, tổ sư phái Lâm Tế ở
Qui Nhơn ra Phú Xuân thay thế thiền sư Hương Hải sau
khi khánh thành chùa Thập Tháp Di Đà. Đến Phú Xuân,
thiền sư Nguyên Thiều lập chùa Phổ Thành ở Hà Trung
(Phú Lộc), sau đó lập chùa Vĩnh Ân tại làng Phú Xuân.
Năm Đinh Mão (1687), chúa Hiền mất, chúa Nghĩa Nguyễn
Phước Trăn lên thay. Là người sùng mộ đạo Phật, nên chúa
nhờ thiền sư Nguyên Thiều trở về Trung Quốc thỉnh danh
tăng, kinh sách... bù vào chỗ khiếm khuyết do thiền sư
Hương Hải gây ra.
Thiền sư Nguyên Thiều trở lại Phú Xuân mang theo
nhiều nhà sư và kinh sách, được chúa Nghĩa hỗ trợ mở đại
giới đàn truyền giới cho đám nhà sư Trung Quốc mới sang
117