Page 144 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 144

128                                   Đồng Tháp Mười







                 I.  Sự phát triển  dân cu’ và  công cuộc
                     khai khẩn trước  thời thuộc Pháp

                    /.  Thời các chúa Nguyễn

                     Năm  1698, chúa Nguyễn Phước Chu chính thức xác lập
                quyền cai trị của mình đốì với vùng đất Nam Bộ, đồng thời
                đánh  dấu  một  thời  kỳ  phát  triển  mới  của  vùng  đất  này.
                Đồng  Tháp  Mười  vào  thời  đó  thuộc  huyện  Tân  Bình  (phủ
                Gia Định), chưa có một tên gọi riêng mà chỉ là những chằm
                ao,  -   được  sách  Gia  Định  thành  thông  chí  gọi  chung  là

                “trạch”  (1) 2và  sách  Đại  Nam  nhất  thống  chí  gọi  là  “pha
                trạch” <2).  Lưu dân người Việt lúc bấy giờ chỉ mới bắt đầu
                công cuộc  khai  thác  vùng đất khắc nghiệt này ở dạng kinh
                tê  tự nhiên,  như đánh  bắt  thủy  sản,  cắt  bàng  để  đan  đệm,
                nốp, v.v...

                    Chưa có những tài liệu lịch sử khả dĩ cho phép xác định
                thời  điểm  hình  thành  các  tụ  điểm  dân  cư người  Việt  đầu
                tiên  ở  Đồng  Tháp  Mười.  Một  sự kiện  có  liên  quan  đến
                buổi  đầu khai khẩn Đồng Tháp Mười là  việc chúa  Nguyễn
                cho phép nhóm  người  Hoa  theo  Dương Ngạn Địch  vào  trú
                ngụ  tại  Mỹ  Tho.  Sự hình thành một điểm quần cư, -  dù  là
                cư dân người Hoa ở Mỹ Tho trên bờ sông Tiền, -  có ý nghĩa
                hêt  sức  tích cực  đốì  với  vùng Đồng Tháp Mười, bởi  vì Mỹ


                (1)   Trịnh Hoài Đức. - Gia Định thành thông chí, tập thượng. Nha Quốc
                    vụ khanh đặc trách văn hóa, Sài Gòn,  1972, tr. 69.
                (2)   Sử quán triều Nguyễn. - Đại Nam nhất thống chí,  tính Định Tường.
                    Bản dịch của Nguyễn Tạo, Sài Gòn,  1973, tr. 20.
   139   140   141   142   143   144   145   146   147   148   149