Page 145 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 145
Nghiên cứu phát triển 129
Tho là cửa ngõ phía nam của vùng đất này. Tuy nhiên,
nhóm người Hoa kể trên không phải là những cư dân đầu
tiên định cư ở khu vực ven Đồng Tháp Mười. Trong khi
nohiên cứu quá trình khai phá vùng đất Nam Bộ nói chung
và Đồng Tháp Mười nói riêng, có tác giả đã đoán định rằng
vào thế kỷ XVII, có lẽ trước khi nhóm người Hoa nói trên
đến, ở những khu vực ven Đồng Tháp Mười, dọc theo sông
Tiền, sông Vàm cỏ Đông và sông Vàm cỏ Tây đã có một
.
số tụ điểm dân cư người Việt sinh sống (1) *
Sự thiết lập thêm các đơn vị hành chính ở Nam Bộ dưới
thời các chúa Nguyễn, - nhằm xác lập ngày càng vững
chắc hơn quyền cai trị của mình trên khắp Nam Bộ, - cũng
đồng thời cho thấy quá trình quần cư của cư dân người Việt
ở vùng đất này đã đạt đến một mức phát triển nhất định.
Trong bốì cảnh đó, dân cư dọc sông Tiền, sông Vàm cỏ
chắc chắn đã đi vào khai phá Đồng Tháp Mười mà nguồn
lợi phong phú nhất là tôm cá và các sản vật rừng tự nhiên.
Sự kiện năm 1732, lập châu Định Viễn, dựng dinh Long
Hồ, - lỵ sở ở địa phận thôn An Bình Đông, huyện Kiến
Đăng, mà tục gọi là dinh Cái Bè, - đã tác động hết sức tích
cực cho công cuộc khai phá Đồng Tháp Mười. Đến năm
1757, dưới thời chúa Nguyễn Phước Khoát (1738 - 1765),
lập thêm 5 đạo là Đông Khẩu (Sa Đéc), Tân Châu, Châu
Đốc, Kiên Giang, Long Xuyên (2). Năm 1772, chúa Nguyễn
lấy đất Mỹ Tho, trong đó gồm toàn bộ vùng đất thuộc Đồng
(l) Nguyễn Đình Đầu. - Địa lý - lịch sử Đồng Tháp Mười. Trong : Địa
chí Đồng Tháp Mười. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.
117-118.
(2)
Phan Khoang. - Việt sử : Xứ Đàng Trong 1558 - 1777 (Cuộc Nam
tiến của dân tộc Việt Nam). Nxb. Khai Trí, Sài Gòn, 1970, tr. 597.