Page 147 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 147
Nghiên cứu phát triển 131
Địa thế hiểm yếu của Đồng Tháp Mười cũng đã sớm
được điều nghiên cẩn thận cho mục đích quân sự. Quân
Đông Sơn của Đỗ Thành Nhơn từng dựa lưng vào Đồng
Tháp Mười để chống lại Tây Sơn và sau khi Nguyễn Ánh
giết Đỗ Thành Nhơn (1781), các thuộc tướng của Đông Sơn
cũng dựa lưng vào Đồng Tháp Mười để chống lại Nguyễn
Ánh (1). Các lực lượng quân sự này không chỉ tổ chức bô"
phòng, chiến đâu mà còn phải tiến hành những hoạt động
sản xuất ngay chính trên địa bàn Đồng Tháp Mười, vả lại,
đây không phải là những đơn vị quân đội chính qui của
triều đình, nên bên cạnh những người cầm vũ khí còn có cả
cha mẹ, vợ con hay nói chung là gia đình của họ. Trong thê
chống lại chính quyền (dù là Tây Sơn hay Nguyễn Ánh),
những gia đình dân binh này đã tạo nên các cộng đồng dân
cư có tổ chức trong Đồng Tháp Mười vào cuối thế kỷ
XVIII. Sau những biến loạn, nhất là sau khi các thuộc
tướng Đông Sơn bị Nguyễn Ánh đánh dẹp thì “dân Đông
Sơn” đã chọn Đồng Tháp Mười và đi vào những vùng sâu
hơn để sinh sống. Chính vì vậy nên vào năm 1874, triều
đình Nhà Nguyễn phải sai Nguyễn Văn Thành vào chiêu
dụ dân chúng Đông Sơn ở Bắc Chiên và Quang Hóa (Bắc
Chiên chính là tên của sông Vàm cỏ Tây ở Đồng Tháp
Mười). Một điều đáng chú ý khác nữa là cũng vào cuối thế
kỷ XVIII, hai đường thiên lý gồm “quan lộ phía nam” và
“quan lộ phía tây-bắc” cũng đã được xây dựng đến Đồng
Tháp Mười. Quan lộ phía nam có đoạn từ gò chùa Tuyên
(Gò Đen) đến bến Thủ Đoan (sông Vặm cỏ Đông), qua
(l> Cao Tự Thanh. - Lịch sử đồng Tháp Mười (Từ thế kỷ XVIII đến
1930). Trong : Địa chí Đồng Tháp Mười. Nxb. Chính trị quô"c gia,
Hà Nội, 1996, tr. 223.