Page 178 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 178
162 Đồng Tháp Mười
tuy còn nhiều khả năng để khai phá nhưng đã không được
xem là trọng điểm của chương trình khẩn hoang lập ấp như
trong thời kỳ thực hiện chính sách dinh điền trước đó.
Chương trình khẩn hoang lập ấp dưới thời Nguyễn Văn
Thiệu được sự viện trợ của Hoa Kỳ và nhiều nước tham
chiến khác. Riêng viện trợ Mỹ trong năm 1972 cho chương
trình là 232,8 triệu đồng, năm 1973 là 12.960 triệu đồng,
chiếm đến 75% tổng số kinh phí cho chương trình (1).
Nhưng các khoản viện trợ đó cũng chỉ mới có thể định cư
các nạn nhân chiến cuộc và thiên tai mà thôi. Trong số
những người được định cư tại Đồng Tháp Mười theo chương
trình khẩn hoang lập ấp, ngoài số người di dân từ các tỉnh ở
miền Nam lúc bấy giờ còn có một số Việt kiều từ
Campuchia hồi hương vào những năm 1970, 1972. Tính
chung có khoảng 15.000 Việt kiều đã được định cư ở Kiến
Phong và Kiến Tường thuộc vùng Đồng Tháp Mười.
Trong giai đoạn này, trên địa bàn Đồng Tháp Mười các
khu định cư được bô" trí ở vùng dọc kênh Đồng Tiến, (huyện
Tam Nông ngày nay), Lung Bông, Hòa Bình, Cà Dăm
thuộc tỉnh Kiến Phong, Tân Thông thuộc tỉnh Hậu Nghĩa,
v.v... Trong đó, một sô" khu định cư (khu trù mật) quan
trọng và được xem là thành công của giai đoạn này ở Đồng
Tháp Mười là các khu định cư thuộc quận Đồng Tiến. Có
sáu khu trù mật được thành lập dọc theo kênh Đồng Tiến,
từ địa điểm tiếp giáp với sông Tiền, mà về sau mỗi khu
được tổ chức thành một â"p trù m ật: Khu 1 - có â"p trù mật
An Long, Khu 2 - ấp trù mật Phú Thành, Khu 3 - â"p trù
( 1)
Nguyễn Xuân Hồng. - Sđd., tr. 45.