Page 189 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 189
Nghiên cứu phát triển 173
Ngay từ khi đất nước được thông nhất, Nhà nước trung
ương, với Quyết định 418 - CP, đề ra chủ trương xây dựng
ba vùng lúa ở Đồng Tháp Mười, - gồm vùng tỉnh Đồng
Tháp, vùng Vĩnh Hưng - Mộc Hóa thuộc tĩnh Long An, và
vùng tỉnh Tiền Giang. Trên cơ sở chủ trương này, chính
quyền ba tỉnh chỉ đạo phong trào khai hoang phục hóa, và
đồng thời nhanh chóng thành lập hàng loạt các nông, lâm
trường quô"c doanh trên vùng đất này. Một đợt di dân ồ ạt
từ các khu vực đô thị ở miền Nam, từ thành phô" Hồ Chí
Minh và cả dân từ miền Bắc được đưa vào định cư lập
nghiệp trong Đồng Tháp Mười.
Tiếp theo đó, vào ngày 27 tháng Ba năm 1980, Hội
đồna Chính phủ ban hành Quyết định sô" 95 - CP về chính
sách xây dựng các vùng kinh tế mới. Chính sách này được
áp dụng chung cho cả nước “nhằm phát triển sản xuất, phân
bô" lại lực lượng lao động, góp phần củng cô" quốc phòng và
tạo điều kiện đẩy mạnh hợp tác kinh tê" với nước ngoài” (1).
Nêu nhìn từ thực tiễn của Đồng Tháp Mười nói riêng, thì có
lẽ đây là lần đầu tiên có một chính sách tương đốì cụ thể
và khá chi tiết về công tác di dân, xây dựng kinh tế mới ỡ
vùng này. Hệ thông chính sách ban hành kèm theo Quyết
định 95 - CP bao gồm : chính sách đầu tư xây dựng cơ sỏ'
hạ tầng, chính sách liên quan đến chi phí chuyển cư và tái
định cư, chính sách trỢ cấp lương thực, thuôc men, chính
sách miễn thuê",-v:v... Tuy nhiên đây là những chính sách
duy ý chí, không sát hợp với thực tế. Điều đó thể hiện ở
chỗ khổng tính đến những kinh nghiệm thất bại ưong lịch sử
n> Xem : Chính sách xây dựng các vùng kinh tế mới. Báo Nhân Dân,
ngày 12 - 4 - 1980.