Page 184 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 184

168                                   Đồng Tháp Mười


                   Tiến  (Kiến  Phong),  hoạt  động  kinh  tế  khá  phong  phú,  -
                   người dân ở những vùng còn lại của Đồng Tháp Mười  vẫn
                   hết  sức  khó  khăn.  Diện  tích  canh  tác  lúa  rất  hạn  chế và
                   n ă n g   suất  vẫn  còn  rất  thấp.  Cả  tỉnh  Kiến  Phong  và  Kiến
                  Tường  vào  năm  1971  chỉ  có  113.000  ha  đất  canh  tác  lúa
                   (bằng 5,5% diện tích lúa của Nam Bộ), nhưng sản lượng lúa
                   thì chỉ bằng 4,3%, vì năng suất lúa bình quân ở hai tỉnh này
                  chỉ  đạt  1,7  tấn/ha  (năng  suất  lúa  ở  Kiến  Phong  là 1,88
                  tấn/ha,  ở  Kiến  Tường  là  1,60  tấn/ha).  Hoạt  động  dịch  vụ
                  phục vụ nông nghiệp thuộc loại kém nhất ở miền Tây Nam
                  Bộ,  và  vì  vậy  mà  cuộc  sông  của  người  dân  rất  vất  vả.
                  Ngoài lúa ra, người dân Đồng Tháp Mười cũng trồng khoai
                  mì, khoai  lang, bắp,  mía,  thuốc  lá,  v.v...  nhưng chỉ  ở một
                  sô" khu  vực nhỏ.  về chăn nuôi, do bị  lũ  lụt hằng năm nên
                  nói chung rất hạn chế, -   gia súc có trâu (làm sức kéo), bò
                  (cày kéo và  lây thịt), heo  (cả  hai tỉnh Kiến Phong và  Kiến
                  Tường chỉ bằng khoảng 3,0% của Nam Bộ); gia cầm có  gà
                  vịt  (cả  hai  tỉnh  Kiến  Phong  và  Kiến  Tường  bằng  khoảng
                  3,0% của Nam Bộ).  Trong khi đó, việc khai thác nguồn lợi
                  cá  nước  ngọt vẫn giữ một  vai  trò  hết sức  quan  trọng  trong
                  đời sống người dân Đồng Tháp Mười.  Kiến Phong và  Kiến
                  Tường  vẫn  được  coi  là  những trung  tâm đánh bắt cá  nước
                  ngọt (cá  đồng) của Nam Bộ.  Vào năm  1970,  sản lượng cá
                  nước ngọt của cả hai tỉnh Kiến Phong và Kiến Tường chiếm
                  5,2%  sản  lượng cá  nước  ngọt của  Nam  Bộ,  trong  đó  riêng
                  tỉnh Kiến Phong chiếm 4,9%, -  và  đây là  tỉnh có  sản lượng
                  cá nước ngọt đứng hàng thứ năm của miền Nam lúc bây giờ
                  (sau các tỉnh Châu Đốc, An Giang, An Xuyên, Ba  Xuyên).
                  Hoạt động đánh bắt bao gồm các hình thức sử dụng ngư cụ
                  như chài,  lưới, câu,  lờ,  lợp, v.v... kết hợp với hình thức đào
   179   180   181   182   183   184   185   186   187   188   189