Page 196 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 196
180 Đồng Tháp Mười
236.265 ha (1). Như vậy sau 5 năm, công cuộc khai hoang
đã đem lại kết quả làm tăng thêm 5.489 ha diện tích gieo
trồng lúa. Số' diện tích gia tăng này tuy khổng lớn, nhưng
hầu hết được đưa vào trồng lúa đông-xuân, cho nên xét về
cơ câu diện tích gieo trồng của các vụ lúa trong năm thì đã
có sự thay đổi khả quan, đánh dấu bước đầu thuận lợi của
quá trình chuyển vụ. Diện tích lúa mùa nổi giảm xuống
còn 110.411 ha (bằng 62,5% so với năm 1976). Diện tích
lúa hè-thu tăng lên 1,74 lần (52.544 ha), và đông-xuân tăng
lên gấp 3 lần (73.310 ha).
Tuy nhiên trong giai đoạn này, công cuộc khai hoang
tiến triển không đổng đều giữa ba tỉnh. Ở tỉnh Đồng Tháp,
diện tích trồng lúa không tăng, mà ngược lại giảm 0,5%
mỗi năm; cá biệt có nơi giảm rất mạnh như ở khu vực Tam
Nông, - mỗi năm giảm tới 7,7% (2). Trong khi đó, ở hai tỉnh
Long An và Tiền Giang sự gia tăng diện tích khai hoang là
đáng kể. Riêng phần nhân dân kinh tế mới nội tỉnh ở Long
An đã khai hoang được 5.249 ha. Ngoài ra còn có phần
diện tích 13.887 ha do các nông, lâm trường quốc doanh
khai hoang, - chủ yếu được sử dụng để trồng những cây
ngoài lúa như thơm (khóm), bàng và tràm. Như vậy tổng
cộng diện tích khai hoang trong các năm từ 1976 - 1980 ở
tiểu vùng Long An được 19.136 ha (3). Cũng trong thời gian
đó, trên địa bàn tĩnh Tiền Giang khai hoang được 10.671 ha,
(1) Phân viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp Nam bộ. - Tài liệu
đã dẫn.
(2) Báo cáo về phát triển kinh tế xã hội vùng Đồng Tháp Mười thuộc
tỉnh Đồng Tháp. - Tài liệu hội nghị khoa học. 1995. .
Úy ban nhân dân tính Long An. - Báo cáo sơ kết 20 năm về sự
(3)
nghiệp phân bổ lại lao động dân cư và di dân phát triển vùng kinh
tế mới (1976 -1996). Tài liệu hội nghị khoa học. 1997.