Page 200 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 200
184 Đổng Tháp Mười
Nhìn chung, phong trào di dân trong giai đoạn này
không còn theo cách ồ ạt như trước. Có thể nói, trong thực
tiễn, ở giai đoạn này phong trào tập trung chủ yếu vào việc
phân tích các bài học của giai đoạn vừa qua, vận dụng các
kết quả nghiên cứu khoa học, các tiến bộ kỹ thuật cũng như
kinh nghiệm của các nhà nông trong việc chuyển vụ, tăng
vụ và tìm kiếm các loại cây trồng thích ứng với đặc điểm
của từng địa phương trong vùng.
Đến năm 1983, trên các địa bàn kinh tế mới của tỉnh
Đổng Tháp, một sô" đơn vị hành chính mới được thành lập,
trong đó có huyện Tam Nông, - được tách ra từ huyện
Thanh Bình - Tam Nông, - được xem như một địa bàn trọng
điểm của cồng cuộc di dân ở tỉnh này.
Tốc độ gia tăng dân sô" vùng Đồng Tháp Mười trong
giai đoạn này chỉ cao hơn một ít so với tỷ lệ tăng tự nhiên
dân sô", ở khu vực Đổng Tháp Mười thuộc tỉnh Đồng Tháp,
mức tăng trung bình khoảng 1,96%/năm. Riêng ở huyện
Tam Nổng, mức tăng cũng chỉ đạt 2,36%/năm (1). Tỷ lệ
này cho thây sự gia tăng cơ học do di dân là khá thấp, ở
khu vực thuộc tỉnh Long An, việc di dân vào Đồng Tháp
Mười trong giai đoạn này chủ yếu là di dân nội tỉnh. Trong
5 năm, từ năm 1982 đến năm 1986, ỏ tiểu vùng này có 521
hộ*di dân vào Đồng Tháp Mười, - trung bình 104 hộ/năm.
Trong đó, có tới 94,0% là các hộ nội tỉnh (tổng cộng chỉ có
31 hộ từ ngoài tỉnh vào, - bằng 6,0%).
(1) Báo cáo về phát triển kinh tế xã hội vùng Đồng Tháp Mười thuộc
tỉnh Đông Tháp. - Tài liệu hội nghị khoa học. 1995.