Page 260 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 260
244 Đồng Tháp Mười
Các hoạt động sản xuất, những lúc cần đến sự tương trợ
về lao động, những dịp lễ giỗ tại các gia đình, và những đợt
thi công xây dựng các công trình phúc lợi dân sinh đều là
những nhân tố xúc tác làm tăng cường và mở rộng mốì
quan hệ trong cộng đồng.
Biểu hiện trước hết cho mối quan hệ cộng đồng đó là
sự tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau. Trong việc xây cất nhà
cửa, 46% trong số hộ được khảo sát cho biết có sự giúp đỡ
của chòm xóm, 30,6% có sự giúp đỡ của người quen và
1,2% có sự giúp đỡ của chính quyền. Trong cách diễn đạt
về tinh thần tương thân tương trợ, người dân trong các cộng
đồng mới này thường nói “chỉ cần hô lên một tiếng” là
hàng xóm láng giềng, người quen đến giúp ngay. Nhờ vậy,
có nhiều gia đình chỉ sau một ngày là đã có được căn nhà
tạm, chỉ cần một buổi là đã đắp được bờ bao.
Trong 302 hộ di dân được khảo sát, có đến 94,7% cho
biết là đã nhận được sự tương trợ, giúp đỡ từ phía nhân dân
tại chỗ, 60,3% cho biết có sư quan tâm giúp đỡ của chính
quyền tại địa phương. Điều đáng lưu ý là chỉ có 24,6% cho
biết có sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền tại quê cũ
(nếu chỉ xét 124 trường hợp di dân theo các chương trình
kinh tế mới của nhà nước, thì cũng chỉ có 47,6% cho biết có
sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền tại quê CÖ). Mặt
khác, 79,1% cho biết, nếu có trường hợp khó khăn cần giúp
đỡ, sẽ nhờ đến lối xóm, 34,8% nhờ người đồng hương đang
sống tại cộng đồng, 30,5% nhờ đến chính quyền, 29,8% nhờ
họ hàng sinh sống ở địa phương, và chỉ có 27,2% cho biết
sẽ nhờ bà con ở quê cũ... Hình như câu “bán anh em xa,
mua láng giềng gần” trong trường hợp này hoàn toàn đúng.