Page 261 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 261
Nghiên cứu phát triển 245
Xưa nay, những người lưu dân bao giờ cũng quý tình bạn
hơn tình thân quyến.
Trong công việc làm ăn, có 88,2% trong sô" người được
hỏi cho biết rằng, họ đã học hỏi được kinh nghiệm và kỹ
thuật canh tác từ sự hướng dẫn của bà con lối xóm, 57,6%
là từ các hình thức khác nhau của công tác khuyến nông...
Trong sản xuất, việc vần đổi công ở các thời điểm ngày
mùa hiện đang khá phổ biến trong nhân dân ở cả ba cộng
đồng, nhất là giữa các gia đình thiếu khả năng thuê mướn
lao động. Việc vần đổi công không những giải quyết được
vâ"n đề thiếu vốn, mà còn giải quyết được vâ"n đề thời vụ do
áp lực của lũ lụt, đồng thời đó cũng là yếu tố xây dựng và
củng cố mối quan hệ tốt đẹp trong cộng đồng.
Nói chung, người di dân đến Đồng Tháp Mười, trong
một chừng mực nhất định đã thiết lập được một mạng lưới
xã hội mà qua đó vừa có thể tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau,
vừa làm cơ sở cho sự xây dựng và phát triển tính cộng
đồng, củng cố độ cô" kết của cộng đồng.
Cũng cần phải nhân mạnh rằng mạng lưới xã hội đó
không chỉ hình thành từ các quan hệ lối xóm, quan hệ đồng
hương, bằng sự thông cảm, bằng sự chung lưng đâu cật trên
vùng đâ"t mới, mà còn thông qua các thiết chê" xã hội, của
bộ máy quản lý nhà nước, của các tổ chức đoàn thể. Mặc
dù có đến 39,7% sô" người được hỏi cho biết chính quyền
địa phương còn chưa quan tâm giúp đỡ, - và điều này cũng
thể hiện một nguyện vọng mong dược các cấp chính quyền
địa phương lưu tâm, - song việc tổ chức hệ thống các Tổ
nhân dân, hoạt động của Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn